Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên

Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12/2024.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Miền Trung cần bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Miền Trung cần bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch bền vững

Các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung cần phát huy các ưu thế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, chú trọng bảo tồn văn hóa, giữ gìn thiên nhiên để phát triển du lịch bền vững. Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc của Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng) với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, diễn ra ngày 1/8 tại thành phố Đà Nẵng.

Xác định thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Xác định thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ngày 9/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 148/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Thông báo nêu: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây là vùng có đường bờ biển dài nhất cả nước, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, thế mạnh quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh biển, đảo của vùng và cả nước. Đặc biệt, đây cũng là vùng có bản sắc văn hóa riêng, ý chí tự lực, tự cường, năng động và sáng tạo.

Dự án bờ kè chống sạt lở khu vực trước trụ sở UBND xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được giải ngân từ vốn đầu tư công đang được gấp rút thi công hoàn thiện trước mùa mưa lũ. Ảnh: Lâm Nguyên - TTXVN

Thúc tiến độ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp. Theo Bộ này, giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39 nghìn tỷ đồng cho 19 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung và vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình trên toàn quốc.
Nhiều địa phương còn lơ là, chưa thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu Quốc gia

Nhiều địa phương còn lơ là, chưa thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu Quốc gia

Ngày 20/7, tại điểm cầu Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện ba Chương trình mục tiêu Quốc gia (Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), khu vực Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Đầu tư Quốc lộ 19 tăng năng lực vận tải khu vực Tây Nguyên với duyên hải miền Trung

Đầu tư Quốc lộ 19 tăng năng lực vận tải khu vực Tây Nguyên với duyên hải miền Trung

Đầu tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp 18 km Quốc lộ 19 đoạn km90 - km108 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Như vậy, tổng thể nguồn vốn đầu tư nâng cấp toàn tuyến Quôc lộ 19 lên đến gần 5.600 tỷ đồng.
Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa

Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa

Tại Công văn số 4215/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất các nội dung liên quan đến điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa vào quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai khu vực duyên hải miền Trung

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai khu vực duyên hải miền Trung

Do điều kiện tự nhiên, khu vực duyên hải miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn như: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, tố lốc, dông sét, cát lấn đồng ruộng, cát bay, cát lấp, rét đậm, rét hại... trong đó phổ biến nhất là bão, lũ, lũ quét, hạn hán và sạt lở đất. Ngoài chịu tác động của các loại hình thiên tai có tính thường xuyên, miền Trung là khu vực có nguy cơ cao về nước dâng do bão mạnh, siêu bão; nước dâng do biến đổi khí hậu trong tương lai, động đất, sóng thần. Mới đây nhất, vào cuối tháng 11/2021, mưa lũ đã làm hàng chục người chết và mất tích tại khu vực này.