Tỉnh Tiền Giang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) có xuất xứ từ nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng đổi mới, tập trung liên kết, phát huy nội lực do các đơn vị tổ chức sản phẩm OCOP thực hiện. Hoạt động kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đã góp phần đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, trong đó có vùng du lịch hệ sinh thái nước ngập phèn độc đáo, đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Các tỉnh trong tiểu vùng Đồng Tháp Mười chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên, hoạt động khai thác du lịch tại các địa phương đến nay vẫn chưa phát triển như mong muốn. Các địa phương này đang tìm cách "tháo gỡ" khó khăn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch.
Chiều 7/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo bàn các giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững, hiệu quả, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động và an sinh xã hội. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Viện, trường, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Giám đốc các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch 378 về phục hồi hoạt động du lịch. Nhờ vậy, du lịch Tiền Giang đã phục hồi mạnh mẽ. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng năm 2022, tổng lượng khách đến Tiền Giang đạt 496.430 lượt, tăng 85,4% so cùng kỳ năm 2021, đạt 55,2% kế hoạch năm 2022, trong đó khách quốc tế 25.870 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm trước, đạt 25,9% kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 233,32 tỷ đồng, tăng 56,7% so cùng kỳ năm trước, đạt 35% kế hoạch.