Ngày 23/11, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm diễn ra Chương trình Hội thảo Xúc tiến, quảng bá, ký kết du lịch giữa Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận – Đồng Nai – Tây Ninh. Sự kiện do Hiệp hội Du lịch 3 tỉnh phối hợp tổ chức với sự tham gia của 80 doanh nghiệp du lịch nhằm kết nối, thiết kế các chương trình hợp tác dựa trên thế mạnh đặc thù của các bên, gia tăng sự hài lòng trong trải nghiệm cho du khách.
Các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn ở làng nho Thái An thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải đang tích cực chăm sóc những vườn nho xanh mướt, trĩu quả, đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ quả nho, sắp xếp các loại hình dịch vụ sẵn sàng phục vụ du khách đến Ninh Thuận tham quan dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, kỳ nghỉ hè 2024.
Tối 31/12, tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình “Ninh Thuận chào năm mới 2024” nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón năm mới gắn với quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương, con người và du lịch Ninh Thuận đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.
Để cụ thể hóa các giải pháp kích cầu du lịch, đẩy mạnh thu hút du khách những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường hợp tác với thành phố Cần Thơ trên lĩnh vực văn hóa - du lịch; qua đó nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, sớm đưa du lịch của tỉnh phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Để ngành Du lịch phục hồi, tăng tốc và phát triển hiệu quả, Ninh Thuận đang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, biến tiềm năng, lợi thế và dư địa sẵn có thành động lực phát triển mạnh mẽ, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chiều 30/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hà Nội. Dự sự kiện có đại diện các bộ, ngành Trung ương, Hà Nội; đại diện Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế và đông đảo doanh nghiệp du lịch...
Tối 30/9, tại khu vực Tượng đài quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ khai mạc Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội...
Cùng với tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch gắn với tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa bản địa đang ngày càng hấp dẫn du khách. Nắm bắt xu hướng này, Ninh Thuận tập trung gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch để tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Để phục hồi tăng trưởng du lịch trong điều kiện bình thường mới năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh kích cầu thu hút phát triển du lịch, một ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Du lịch Ninh Thuận trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, dần khẳng định được bản sắc, thương hiệu của một địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới là phát triển kinh tế theo nhóm ngành, lĩnh vực. Trong đó, tỉnh phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi du lịch Duyên hải miền Trung.
Nằm trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ, thực tế Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch khá tương đồng với các địa phương lân cận. Vì vậy việc xác định sản phẩm đặc thù, tập trung đầu tư, hoàn thiện để tạo sự khác biệt rõ nét, định vị thương hiệu gắn với hợp tác, liên kết cùng phát triển đang là hướng đi đúng đắn, cần thiết để du lịch Ninh Thuận từng bước bứt phá, tạo được dấu ấn riêng, định vị rõ thương hiệu trên bản đồ du lịch của cả nước.
Thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận được biết đến là vùng đất có khí hậu “ít mưa, thừa nắng và gió”. Bờ biển trải dài với những dãy núi đâm ra biển tạo nên những vũng, vịnh có cát trắng, nắng vàng, nước biển xanh như ngọc. Không những thế, Ninh Thuận còn có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, có những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc được chắt lọc từ vùng đất nhiều nắng gió, trở thành những sản phẩm du lịch nông nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, không chỉ có những lợi thế, du lịch Ninh Thuận cũng gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết hoặc yếu tố khách quan của một địa phương có vị trí cận kề nhiều điểm đến quen thuộc. Xác định rõ thế mạnh, nhận diện đúng khó khăn, thực hiện giải pháp phù hợp, Ninh Thuận đang đặt mục tiêu từng bước trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua loạt ba bài viết: Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cùng với Lễ hội Nho và Vang năm 2019 được địa phương tổ chức, Ninh Thuận đón khoảng 120.000 lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng; tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo nhằm tạo ra sự khác biệt, có tính cạnh tranh cao, chất lượng dịch vụ tốt để thu hút du khách.
Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển nhiều vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp đặc thù như: Vùng sản xuất nho, hành, tỏi, măng tây xanh ở huyện Ninh Hải; sản xuất nho, táo ở huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; chăn nuôi dê, cừu ở các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc; trồng rau màu ở huyện Ninh Phước; trái cây đặc sản Lâm Sơn ở huyện Ninh Sơn.