Du lịch cộng đồng ở Nghệ An hấp dẫn du khách

Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng. Trong đó, đối với mô hình hộ gia đình, tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để mua sắm trang thiết bị nhà vệ sinh đạt chuẩn theo quy định của Tổng cục Du lịch và hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để mua sắm trang thiết bị ban đầu phục vụ khách du lịch.

Du lich cong dong o Nghe An hap dan du khach hinh anh 1

Người dân Làng DLCĐ bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (huyện Con Cuông) dọn vệ sinh làng bản. Nguồn: baodantoc.vn

Đối với các thôn, xóm, bản, tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, xóm, bản để mua sắm bộ nhạc cụ, trang phục truyền thống phục vụ hoạt động văn nghệ và hỗ trợ 15 triệu đồng/thôn, xóm, bản lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, biển quảng cáo, thuyết minh. UBND cấp huyện được tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng kinh phí tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người dân và hỗ trợ 100 triệu đồng kinh phí tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch cộng đồng.

Tại một số địa phương trong tỉnh đã hình thành, phát triển những mô hình du lịch cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho nhiều người dân và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong số đó có những mô hình mới đưa vào sử dụng nhưng đã chứng minh được tính hấp dẫn, được nhiều du khách quan tâm. Đơn cử, tại huyện miền núi Con Cuông tuy nằm cách xa thành phố Vinh 130 km nhưng trên địa bàn huyện trong dịp hè năm nay một số điểm du lịch cộng đồng có lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến, có thời điểm rơi vào tình trạng quá tải.

Du lịch cộng đồng đang là mô hình hấp dẫn, tuy nhiên việc phát triển bền vững đang gặp nhiều bất cập về chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn, việc kết nối các điểm du lịch gặp nhiều khó khăn…Thống kê của các địa phương cho thấy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã có khoảng 70% nhân lực ngành du lịch chuyển sang làm các ngành nghề khác dẫn đến thiếu hụt nhân lực. Vì vậy cùng với việc hỗ trợ các hộ gia đình, thôn, xóm, bản và các địa phương cấp huyện phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh Nghệ An cũng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thiếu hụt nguồn nhân lực, triển khai các giải pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. Sở Du lịch tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, gắn với công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch…

Nguyễn Văn Nhật

Tin liên quan

Quảng Nam phát triển du lịch cộng đồng vùng sâu thành sản phẩm đặc trưng

Du lịch cộng đồng ở vùng sâu trong đất liền Quảng Nam đang mở ra hướng phát triển mới trên cơ sở kết nối nền tảng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở vùng sâu được kỳ vọng trở thành sản phẩm đặc trưng đang được ngành du lịch Quảng Nam liên kết với các địa phương trong khu vực, mở rộng thị trường, tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao và bền vững trong quá trình xây dựng du lịch xanh.


Hữu Lũng phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng

Là địa phương cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du dịch cộng đồng. Huyện hiện có 72 di tích kiến trúc nghệ thuật, 4 di tích lịch sử, 6 di tích khảo cổ, cùng hàng trăm lễ hội dân gian, lễ hội tín ngưỡng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.



Đề xuất