Phát biểu tại cuộc thi, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương cho biết: Ngay từ những ngày đầu phát động cuộc thi, VSIC 2019 đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn bạn trẻ trên toàn quốc với rất nhiều dự án sáng tạo, đầy tiềm năng. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp ở giới trẻ Việt Nam cũng như ươm tạo những dự án, sáng kiến kinh doanh mang lại tác động tích cực cho cộng đồng - xã hội.
Cuộc thi còn là cầu nối để đưa các dự án xuất sắc đại diện Việt Nam tham dự các đấu trường quốc tế: Mekong Challenge 2020 tổ chức tại Campuchia, Lee Kuan Yew Global Business Plan Competition tại Singapore, Global Entrepreneurship Bootcamp tổ chức tại Malaysia, Go Green in the City 2020...
Trải qua chặng đường gần 4 tháng với 3 vòng thi cam go, quyết liệt, cùng những buổi đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên sâu phục vụ cho dự án của mình, Top 6 đội chung cuộc đã xuất sắc chinh phục được Ban giám khảo và giành được tấm vé vào chung kết toàn quốc.
Đó là các đội: PHUST-2: AOP - Hệ thống xử lý nước thải hữu cơ độc hại khó phân hủy bằng phương pháp oxi hóa tiên tiến; Green Life: Khuyến khích phân loại rác tại nhà ; nâng cao giá trị của các loại rác tái chế; lan tỏa lối sống xanh đến cộng đồng; Smart Eco-char: Biến rác thải hữu cơ thành chất tăng trưởng cây trồng thông qua các lò đốt than sinh học; Green Power: Dự án pin vỏ trấu, nguồn năng lượng bền vững; L’amour: PlasticShare - Ứng dụng thúc đẩy tái chế nhựa hiệu quả và Viable: Banana Leaf - thay thế đồ dùng một lần từ vỏ chuối.
Tại đêm Gala Chung kết này, 6 đội chơi xuất sắc nhất từ 2 miền đã cùng nhau tranh tài tại 3 vòng thi: Vòng 1: Khởi tranh; vòng 2: Bùng nổ và vòng 3: Tỏa sáng. Theo đó, mỗi đội phải trình bày về tính xã hội của dự án như: Vấn đề xã hội; đối tượng hưởng lợi; tác động xã hội mà dự án mong muốn đạt được và cách thức đo lường.
Kết quả, đội Green Power với Dự án pin vỏ trấu, nguồn năng lượng bền vững đã xuất sắc giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đội Green Life và giải Ba thuộc về đội Vibale, với tổng giá trị giải thưởng 5.000 đô la Mỹ.
Cuộc thi còn là cầu nối để đưa các dự án xuất sắc đại diện Việt Nam tham dự các đấu trường quốc tế: Mekong Challenge 2020 tổ chức tại Campuchia, Lee Kuan Yew Global Business Plan Competition tại Singapore, Global Entrepreneurship Bootcamp tổ chức tại Malaysia, Go Green in the City 2020...
Trải qua chặng đường gần 4 tháng với 3 vòng thi cam go, quyết liệt, cùng những buổi đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên sâu phục vụ cho dự án của mình, Top 6 đội chung cuộc đã xuất sắc chinh phục được Ban giám khảo và giành được tấm vé vào chung kết toàn quốc.
Đó là các đội: PHUST-2: AOP - Hệ thống xử lý nước thải hữu cơ độc hại khó phân hủy bằng phương pháp oxi hóa tiên tiến; Green Life: Khuyến khích phân loại rác tại nhà ; nâng cao giá trị của các loại rác tái chế; lan tỏa lối sống xanh đến cộng đồng; Smart Eco-char: Biến rác thải hữu cơ thành chất tăng trưởng cây trồng thông qua các lò đốt than sinh học; Green Power: Dự án pin vỏ trấu, nguồn năng lượng bền vững; L’amour: PlasticShare - Ứng dụng thúc đẩy tái chế nhựa hiệu quả và Viable: Banana Leaf - thay thế đồ dùng một lần từ vỏ chuối.
Tại đêm Gala Chung kết này, 6 đội chơi xuất sắc nhất từ 2 miền đã cùng nhau tranh tài tại 3 vòng thi: Vòng 1: Khởi tranh; vòng 2: Bùng nổ và vòng 3: Tỏa sáng. Theo đó, mỗi đội phải trình bày về tính xã hội của dự án như: Vấn đề xã hội; đối tượng hưởng lợi; tác động xã hội mà dự án mong muốn đạt được và cách thức đo lường.
Kết quả, đội Green Power với Dự án pin vỏ trấu, nguồn năng lượng bền vững đã xuất sắc giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đội Green Life và giải Ba thuộc về đội Vibale, với tổng giá trị giải thưởng 5.000 đô la Mỹ.
Diệu Thúy