Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ vừa phát hiện và cấp cứu kịp thời một bệnh nhân bị đột quỵ khu trú, với dấu hiệu không điển hình là mất khả năng nuốt.
Bộ Y tế cho biết, vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: Cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu... Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Hiện nay, tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi xảy ra nhiều và đang trở nên đáng báo động. Nguyên nhân hay gặp gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là: Tăng huyết áp, stress, chế độ ăn, lười vận động… Ngoài ra còn một số căn nguyên do di truyền như bệnh lý tim mạch, bệnh lý dị dạng mạch máu não hình thành tổn thương ngay từ khi còn nhỏ.
Bệnh xá đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và cấp cứu, điều trị cho một thuyền viên bị đột quỵ trong quá trình tham gia khai thác hải sản ở vùng biển Trường Sa vào tối 5/10. Bệnh nhân là ông Ngô Lực, 51 tuổi, thường trú tại phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, khi đang làm việc trên tàu cá ở địa điểm cách đảo Trường Sa khoảng 80 hải lý, thì xuất hiện các triệu chứng đau phía bên phải đầu, chóng mặt, có méo miệng nhẹ và được tàu cá BĐ 98615 TS đưa đến đảo Trường Sa để được trợ giúp.
Ngày 9/6, tàu 468 của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã đến đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và bàn giao một ngư dân bị bệnh trong quá trình khai thác hải sản trên biển, để lực lượng quân y đảo này tiến hành điều trị.
Những loại thực phẩm siêu chế biến như đồ ăn nhẹ mà trẻ em tiêu thụ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh tim mạch chuyển hóa như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường khi trẻ trưởng thành.
Các nhà khoa học Italy vừa công bố một nghiên cứu cho thấy các mảnh vi nhựa trong các mảng bám trên thành động mạch trong cơ thể người có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể tầm soát và điều trị khỏi. Đó là khẳng định được các chuyên gia đưa ra trong Hội thảo “Cập nhật những tiến bộ trong quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ” do Hội Đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp tổ chức ngày 23/11 tại Cần Thơ.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Hòe, Chánh Văn phòng Huyện ủy Trạm Tấu (Yên Bái) thông tin: Trong quá trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù vào ngày 8/10, một người đàn ông không may bị đột quỵ và tử vong.
Ê-kíp liên chuyên Khoa Đột quỵ và Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nỗ lực cứu sống bệnh nhân cùng lúc bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não hiếm gặp.
Mỗi ngày sử dụng 1 viên trị mỡ máu trong nhóm thuốc statin có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người nhiễm HIV. Đây là kết luận nghiên cứu REPRIEVE công bố trên tạp chí Y khoa New England số ra ngày 23/7 và là nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn cầu về cách ngăn ngừa biến chứng tim mạch nghiêm trọng, như đau tim và đột quỵ, ở những người nhiễm HIV.
Thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Tại khu vực miền Bắc và miền Trung, đợt nắng nóng cao điểm với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Đây là đợt nắng nóng diện rộng kéo dài nhất từ đầu năm đến nay ở khu vực miền Bắc và miền Trung.
Công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tăng đáng kể hiệu quả chữa trị bệnh nhân đột quỵ tại Anh, theo đó, số bệnh nhân bình phục đến mức thực hiện được các hoạt động thường nhật tăng gấp 3 lần.
Tại Bệnh viện An Bình Thành phố Hồ Chí Minh, từ nhiều năm nay có một lớp học vẽ đặc biệt: Lớp hội họa giao tiếp dành cho những bệnh nhân đang phục hồi chức năng sau đột quỵ. Từ lớp vẽ, nhiều người bệnh đã hồi phục một cách ngoạn mục, vực dậy tinh thần và khai phá được năng khiếu tiềm ẩn của bản thân.
Đột quỵ được ví như "sát thủ giấu mặt", là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng chú ý, những năm gần đây, bệnh nhân đột quỵ ngày càng gia tăng ở cả những người trẻ. Nhằm mang thêm cơ hội cứu sống cho người bệnh đột quỵ, Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng phần mềm RAPID - một phần mềm trí tuệ nhân tạo giúp kéo dài “thời gian vàng” can thiệp lên đến 24 giờ kể từ thời điểm khởi phát bệnh.
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học "Báo động thực trạng thừa cholesterol - Hệ lụy và giải pháp". Hội thảo nhằm cập nhật kiến thức cho cộng đồng về thực trạng mỡ máu cao đang ngày càng trở nên phổ biến và khuyến nghị giải pháp giúp kiểm soát và ngăn ngừa mỡ máu từ chế độ dinh dưỡng.
Đột quỵ thiếu máu là một biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân COVID-19, và nguy cơ này cao nhất trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là kết quả nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, dự kiến sẽ được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội đột quỵ Mỹ diễn ra trực tuyến và trực tiếp ở New Orleans từ ngày 8-11/2.
Bắc Bộ và Trung Bộ đang xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nền nhiệt luôn ở mức cao từ 37-40 độ C. Thời tiết nắng nóng gây nguy cơ cao về hỏa hoạn và ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp đề phòng cháy nổ và bảo vệ sức khỏe trong những ngày này.
Gần đây, các bệnh viện tại Cần Thơ ghi nhận tình trạng bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa và gia tăng về số lượng. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ khá cao hoặc nếu thoát chết cũng để lại các di chứng nặng nề. Điều đáng tiếc là hầu hết trong số đó đều có dấu hiệu cảnh báo bệnh nhưng bệnh nhân chủ quan bỏ qua, điển hình nhất là các cơn đau đầu kéo dài…
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế đã chỉ ra rằng khi ăn một suất rau giàu nitrat mỗi ngày, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngày 9/2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa thực hiện thành công phương pháp can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch cho bệnh nhân N.T.H (nữ, 36 tuổi) đến từ Sóc Sơn, nhập viện ngày 27/1 với biểu hiện đột quỵ não.
Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và đứng thứ ba gây tử vong tại nước ta. Điều đáng nói, không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, giờ đây bệnh nhân đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Đáng báo động hơn khi vào mùa đông, nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn 15% so với những mùa khác.
Chiều 30/9 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác”. Hội thảo là một trong những sự kiện hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9/2020 với chủ đề “Hãy dùng trái tim để đánh bại bệnh tim mạch”.
Trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang ở mức rất cao, có nơi lên đến trên 40 độ C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, Bệnh viện đã triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo RAPID trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Đây là bệnh viện đầu tiên ở khu vực phía Bắc triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến này.
Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115 Thành phố Hồ Chí Minh là 2 bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Rapid trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Thông tin này được Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vào chiều 21/6.
Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong đợt nắng nóng đầu tiên vào những ngày qua tại miền Bắc mỗi ngày khoa tiếp nhận hàng chục trường hợp cấp cứu do bị đột quỵ. Đây mới là thời điểm đầu Hè và con số này sẽ còn gia tăng bởi dự báo tình hình nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Cao huyết áp và đột quỵ có nguy cơ tăng dần theo lượng đồ uống có cồn được thu nạp vào cơ thể, và những thông tin trước đó nói rằng việc uống 1-2 hớp rượu mỗi ngày có thể giúp chống lại nguy cơ đột quỵ là không đúng sự thật. Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.
Đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế đối với người có dấu hiệu đột quỵ. Nhất là hiện nay đang thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ Đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.