Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 8/4, Viện Nam Cực Chile (INACH) thông báo các nhà khoa học nước này vừa phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú có niên đại ít nhất từ 72 triệu năm trước đây tại vùng Cerro Guido cách thủ đô Santiago 2.700 km về phía Nam.
Dominica đang có kế hoạch thành lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới, theo đó sẽ khoanh vùng một khu vực hạn chế trên vùng biển của nước này để có thể vừa bảo vệ loài động vật có vú khổng lồ này vừa phát triển du lịch sinh thái.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland (QUT), Australia và Bảo tàng Tây Australia mới đây đã phát hiện thêm 2 loài thú có túi ở vùng Pilbara của bang Tây Australia. Đây được coi là hai loài động vật có vú bản địa có kích thước nhỏ nhất ở Australia.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ nhân bản lợn ỉ từ tế bào soma ở mô tai. Ngày 10/3, 4 con lợn con ỉ đã sinh ra khỏe mạnh, phát triển tốt từ công nghệ này.
Ngày 19/2, giới chức Australia đã chính thức tuyên bố loài gặm nhấm có tên khoa học là Bramble Cay melomys sinh sống tại dải san hô Great Barrier Reef ngoài khơi bang Queensland (Quin-xlen) của Australia đã tuyệt chủng. Như vậy, Bramble Cay melomys đã trở thành loài động vật có vú đầu tiên trên thế giới không còn tồn tại do các tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.