Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thanh Thủy - xã biên giới của huyện Vị Xuyên, Hà Giang, từng là vùng đất hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ 46 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt, những người lính kiên cường đã chiến đấu, hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, Thanh Thủy đã vươn mình mạnh mẽ, chuyển mình thành một vùng đất giàu tiềm năng phát triển, tràn đầy sức sống.
Ngày 12/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” tại khu vực phía Nam.
Để tháo gỡ “nút thắt” về hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia nhận định, cần huy động đa dạng nguồn lực; trong đó ưu tiên các nguồn lực để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải quan trọng, có vai trò lan toả, liên kết vùng.
Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu tổng quát là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở nông thôn chính là động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam.
Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) hiện đang tập trung triển khai dự án "Phát triển tổng hợp đô thị động lực - Thành phố Thái Nguyên" với tổng mức đầu tư 100 triệu USD, tương đương khoảng 2.250 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới khoảng 1.800 tỷ đồng và nguốn vốn địa phương cân đối 450 tỷ đồng.
Trong nhiều năm qua, các chiến lược sản xuất trái cây chất lượng đều nhằm mục tiêu cung ứng cho thị trường xuất khẩu. Nhưng với xu thế hội nhập hiện nay, tôn trọng khách hàng trong nước cũng là một chiến lược, tạo nên hậu phương vững chắc cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Người tiêu dùng trong nước cũng cần được đối xử công bằng, cần được sử dụng những sản phẩm trái cây chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội (Nghị quyết 54 của Quốc hội) về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là một quyết sách quốc gia đột phá, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển của thành phố. Vì vậy, ngay sau khi được thông qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan đã khẩn trương triển khai để đưa các nội dung của nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 500.000 doanh nghiệp; trong đó có những doanh nghiệp quy mô lớn. Cùng với số lượng, thành phố cũng chú trọng nâng cao chất lượng doanh nghiệp nhằm nâng tỷ trọng đóng góp của khối kinh tế tư nhân lên 65% giá trị GDP.
Giai đoạn 2011- 2015, huyện vùng cao Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi dành hơn 690 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Sau chặng đường dài, dự án đã thật sự phát huy hiệu quả, tạo động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thật đáng mừng là ngành du lịch nước nhà đã phục hồi và duy trì được đà tăng trưởng sau thời gian dài gặp khó khăn. 6 tháng đầu năm 2016, khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng trưởng tốt, doanh thu từ du lịch cũng khá ấn tượng. Nếu không có một vài vụ việc tiêu cực liên quan đến khách du lịch Trung Quốc ở một số địa phương thì ngành du lịch có lẽ sẽ còn vui hơn.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN lần thứ 2 (AFCGM 2), cùng với các hội nghị liên quan, vừa bế mạc tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) sau hai ngày thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN và thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính tới 2025.
Gần 3 năm từ khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực, gần một nửa trong số 1.075 HTX nông nghiệp của Hà Nội đã thực hiện tổ chức lại, chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.