Thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Nhờ triển khai hiệu quả Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

Bảo tồn kiến trúc nhà ở các dân tộc tỉnh Lào Cai - gìn giữ truyền thống cho tương lai

Bảo tồn kiến trúc nhà ở các dân tộc tỉnh Lào Cai - gìn giữ truyền thống cho tương lai

Nhà ở truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số mang kiến trúc độc đáo, chứa đựng nét văn hóa tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Cùng với tốc độ đô thị hóa, điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, ở nhiều nơi, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng "thoát ly" nhà ở truyền thống, khiến nguy cơ mai một bản sắc ngày càng hiện hữu... Trước thực trạng này, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực gìn giữ kiến trúc những nếp nhà truyền thống để bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.
Cả một vùng đồi núi rộng lớn phủ màu vàng quyến rũ. Ảnh: Đỗ Bình - TTXVN

Vào mùa cơm mới ở Hà Giang

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch, tiết trời vùng cao se lạnh, những tia nắng vàng nhạt chiếu xuống nương lúa chín vàng là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu, người dân hối hả vào vụ gặt. Đây cũng là thời điểm đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang tổ chức lễ mừng cơm mới.