Độc đáo đội cồng chiêng nữ làng K'Lên

Trong các lễ hội truyền thống của người Bahnar, thường chỉ thấy đội cồng chiêng nam biểu diễn, người nữ chỉ giữ vai trò múa xoang hoặc chơi các nhạc cụ như t’rưng, đàn đá… Thế nhưng, ở làng K’Lên (xã Ia Khươl, huyện Chư Pah) lại đang duy trì và phát triển một đội cồng chiêng nữ với hơn 30 thành viên ở độ tuổi từ 12 đến 18. Tuy không có được sự khỏe khoắn, mạnh mẽ như đội cồng chiêng nam nhưng chính cách đánh nhịp nhàng, uyển chuyển của các thành viên đội cồng chiêng nữ đã góp phần tạo sự độc đáo trong phong trào gìn giữ và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng.
Gia Lai phát triển câu lạc bộ cồng chiêng nữ từ thôn làng

Gia Lai phát triển câu lạc bộ cồng chiêng nữ từ thôn làng

Đã từ lâu, tiếng cồng chiêng trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn thường được gắn liền với hình ảnh những chàng thanh niên cường tráng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã thay đổi từ nếp nghĩ đến sở thích của con người. Tại Gia Lai, cồng chiêng không chỉ dành riêng cho nam giới trình diễn mà chị em vì yêu thích văn hóa dân tộc mình, đã thành lập ra nhiều câu lạc bộ cồng chiêng nữ phục vụ các lễ hội thôn làng.