Bài 1: Suy dinh dưỡng ở trẻ dân tộc thiểu số vẫn là "gánh nặng"
Báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy: Trong 5 năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm; tỷ lệ trẻ nhẹ cân giảm từ 17,5% (năm 2010) xuống còn 14,1% (năm 2015) và tỷ lệ trẻ em thấp còi giảm từ 29,3% (năm 2010) xuống còn 24,6% (năm 2015). Tuy nhiên, ở một số địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn là một gánh nặng với trên 30% trẻ bị thấp còi...
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao gấp đôi
Tiến sỹ Trần Thành Đô, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Tổng hợp số liệu từ các cuộc điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở vùng đồng bằng là 8,5%, trong khi đó tỷ lệ này là 21% ở trẻ dân tộc thiểu số. Trẻ vùng dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể thấp còi và nhẹ cân) cao khoảng gấp đôi so với trẻ em vùng đồng bằng. Trẻ em Việt Nam nói chung đều có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tăng nhanh trong giai đoạn dưới 2 tuổi, sau đó duy trì ở mức cao trong giai đoạn từ 2- 5 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tăng nhanh trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi, sau đó tốc độ tăng có phần giảm đi.
Đáng quan tâm, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi có tỷ lệ phân bố không đồng đều giữa các vùng miền núi và đồng bằng, đặc biệt tại các vùng miền núi ở phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở mức rất cao, có những nơi, vẫn còn ở mức trên 30% (xếp vào mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng), cao hơn gấp 2 lần so với trẻ em sống ở các khu vực đồng bằng. Các số liệu cũng cho thấy trẻ dưới 6 tuổi người dân tộc thiểu số có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cao hơn, dùng sữa ngoài ít hơn; trẻ được bú đến 1 tuổi cao hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 6 – 23 tháng tuổi, trẻ vùng dân tộc thiểu số chưa được ăn đủ nhóm, ăn đa dạng và các sản phẩm giàu sắt như trẻ ở vùng đồng bằng...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do ở các vùng miền núi, người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều thói quen chưa tích cực; việc thực hành dinh dưỡng nuôi trẻ nhỏ còn hạn chế, bữa ăn thiếu về cả lượng và chất. Nhiều vùng, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao, có nơi tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi là trên 80%, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trên 30%...
Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tuấn, Dự án Alive&Thrive, FHI360 nêu rõ: Trẻ em dân tộc thiểu số có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là do thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý. Theo kết quả điều tra ban đầu của Dự án gần đây nhất tại 11 tỉnh cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn của các dân tộc còn thấp ( khoảng từ 4- 33%); tỷ lệ trẻ có chế độ ăn đúng đủ ở dân tộc thiểu số (khoảng từ 33-52%) thấp hơn so với vùng đồng bằng (75%). Nguyên nhân là do học vấn của bà mẹ thấp, thiếu an ninh lương thực; chế độ ăn không đa dạng và thiếu bữa (dân tộc Thái, Mường); cai sữa sớm (dân tộc Tày, Nùng). Như vậy, ở vùng đồng bào dân tộc, việc thực hành cho trẻ bú mẹ còn chưa tốt và có khác biệt giữa các dân tộc; cho trẻ ăn bổsung không tốt…
Theo báo cáo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 6 -59 tháng tuổi của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam tại
Mù Cang Chải và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở các xã nghiên cứu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước (thể thấp còi 69,44%, nhẹ cân 29,58%). Suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ từ 12 – 35 tuổi. Các bà mẹ thường không rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ dẫn tới tỷ lệ trẻ nhiễm giun cao (40,52%). Đặc biệt hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi khuẩn vượt ngưỡng quy định. Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà vệ sinh là 26,41% nhưng chỉ có 6,52% đáp ứng tiêu chí kỹ thuật xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đáng chú ý là chỉ có 24,21% bà mẹ xử lý phân của trẻ đúng cách… Qua đó, cho thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi với một số yếu tố như: nước, giun, vệ sinh môi trường…
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng cao là do khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý, trẻ không ăn đủ bữa tối thiểu, trẻ không được tiếp tục cho bú đến 1 tuổi; trẻ sinh nhẹ cân, khoảng cách sinh ngắn (năm một), hộ gia đình nghèo; trẻ bị thiếu máu; trẻ bị tiêu chảy không được chăm sóc hợp lý; chiều cao của bố mẹ thấp (chiều cao của mẹ dưới 1m45, của bố dưới 1m55). Đồng thời, theo phong tục, người dân tộc thiểu số không cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi; từ lâu đã có thói quen cho trẻ ăn cơm nhá, cơm hạt, không ăn bột, cháo.
Ngoài ra, kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; nhận thức về tầm quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ còn hạn chế… (còn tiếp)
Báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy: Trong 5 năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm; tỷ lệ trẻ nhẹ cân giảm từ 17,5% (năm 2010) xuống còn 14,1% (năm 2015) và tỷ lệ trẻ em thấp còi giảm từ 29,3% (năm 2010) xuống còn 24,6% (năm 2015). Tuy nhiên, ở một số địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn là một gánh nặng với trên 30% trẻ bị thấp còi...
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao gấp đôi
Tiến sỹ Trần Thành Đô, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Tổng hợp số liệu từ các cuộc điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở vùng đồng bằng là 8,5%, trong khi đó tỷ lệ này là 21% ở trẻ dân tộc thiểu số. Trẻ vùng dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể thấp còi và nhẹ cân) cao khoảng gấp đôi so với trẻ em vùng đồng bằng. Trẻ em Việt Nam nói chung đều có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tăng nhanh trong giai đoạn dưới 2 tuổi, sau đó duy trì ở mức cao trong giai đoạn từ 2- 5 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tăng nhanh trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi, sau đó tốc độ tăng có phần giảm đi.
Bữa ăn của học sinh bán trú tại huyện biên giới Ia H’Dra (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN |
Đáng quan tâm, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi có tỷ lệ phân bố không đồng đều giữa các vùng miền núi và đồng bằng, đặc biệt tại các vùng miền núi ở phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở mức rất cao, có những nơi, vẫn còn ở mức trên 30% (xếp vào mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng), cao hơn gấp 2 lần so với trẻ em sống ở các khu vực đồng bằng. Các số liệu cũng cho thấy trẻ dưới 6 tuổi người dân tộc thiểu số có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cao hơn, dùng sữa ngoài ít hơn; trẻ được bú đến 1 tuổi cao hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 6 – 23 tháng tuổi, trẻ vùng dân tộc thiểu số chưa được ăn đủ nhóm, ăn đa dạng và các sản phẩm giàu sắt như trẻ ở vùng đồng bằng...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do ở các vùng miền núi, người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều thói quen chưa tích cực; việc thực hành dinh dưỡng nuôi trẻ nhỏ còn hạn chế, bữa ăn thiếu về cả lượng và chất. Nhiều vùng, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao, có nơi tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi là trên 80%, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trên 30%...
Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tuấn, Dự án Alive&Thrive, FHI360 nêu rõ: Trẻ em dân tộc thiểu số có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là do thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý. Theo kết quả điều tra ban đầu của Dự án gần đây nhất tại 11 tỉnh cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn của các dân tộc còn thấp ( khoảng từ 4- 33%); tỷ lệ trẻ có chế độ ăn đúng đủ ở dân tộc thiểu số (khoảng từ 33-52%) thấp hơn so với vùng đồng bằng (75%). Nguyên nhân là do học vấn của bà mẹ thấp, thiếu an ninh lương thực; chế độ ăn không đa dạng và thiếu bữa (dân tộc Thái, Mường); cai sữa sớm (dân tộc Tày, Nùng). Như vậy, ở vùng đồng bào dân tộc, việc thực hành cho trẻ bú mẹ còn chưa tốt và có khác biệt giữa các dân tộc; cho trẻ ăn bổsung không tốt…
Theo báo cáo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 6 -59 tháng tuổi của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam tại
Mù Cang Chải và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở các xã nghiên cứu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước (thể thấp còi 69,44%, nhẹ cân 29,58%). Suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ từ 12 – 35 tuổi. Các bà mẹ thường không rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ dẫn tới tỷ lệ trẻ nhiễm giun cao (40,52%). Đặc biệt hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi khuẩn vượt ngưỡng quy định. Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà vệ sinh là 26,41% nhưng chỉ có 6,52% đáp ứng tiêu chí kỹ thuật xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đáng chú ý là chỉ có 24,21% bà mẹ xử lý phân của trẻ đúng cách… Qua đó, cho thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi với một số yếu tố như: nước, giun, vệ sinh môi trường…
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng cao là do khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý, trẻ không ăn đủ bữa tối thiểu, trẻ không được tiếp tục cho bú đến 1 tuổi; trẻ sinh nhẹ cân, khoảng cách sinh ngắn (năm một), hộ gia đình nghèo; trẻ bị thiếu máu; trẻ bị tiêu chảy không được chăm sóc hợp lý; chiều cao của bố mẹ thấp (chiều cao của mẹ dưới 1m45, của bố dưới 1m55). Đồng thời, theo phong tục, người dân tộc thiểu số không cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi; từ lâu đã có thói quen cho trẻ ăn cơm nhá, cơm hạt, không ăn bột, cháo.
Ngoài ra, kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; nhận thức về tầm quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ còn hạn chế… (còn tiếp)
Thu Phương