Chính quyền huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) chỉ đạo các đơn vị triển khai các bước để giải tỏa khu đất 182 ha đất tái định canh phục vụ Dự án Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng. Khu tái định canh này đã bị người dân lấn chiếm suốt 17 năm qua để dựng nhà trái phép, trồng cà phê hoặc mua đi bán lại. Tuy nhiên, đơn vị quản lý và chính quyền địa phương đùn đẩy trách nhiệm, không chịu xử lý.
Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc"
Những năm qua, ngoài nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Lai Châu còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận. Qua đó giúp nhân dân các dân tộc vùng biên định canh, định cư, tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhân ngày Truyền thống công tác dân vận (15/10), phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết với chủ đề "Dân vận khéo vùng biên giới Lai Châu".
Ngày 18/9, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai có Quyết định 782/QĐ-BDT về việc thu hồi số tiền hơn 120 triệu đồng sai phạm từ UBND huyện Chư Pưh qua Thanh tra chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương này.
Được bố trí cạnh Đồn Biên phòng Tà Pét, hơn 5 năm qua, khu định canh, định cư Lộc Thành nằm trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đã “thay da, đổi thịt”. Đời sống của 62 hộ dân trước đây không có nhà, không có đất sản xuất nay đã đổi thay nhờ được ổn định chỗ ở và trồng cây điều, cây mì, bắp...
Thôn 1A, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) là một trong những điển hình triển khai thành công bước đầu của mô hình kết hợp giữa tạo sinh kế bền vững cho đồng bào gắn liền với định canh định cư.