“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

Bài 2 (Bài cuối): Giải pháp căn cơ phòng, chống thiên tai

Yên Bái là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp. Mùa mưa thường xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất ở khu vực đồi núi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, để cuộc sống người dân ổn định, tỉnh chủ động những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Người dân chủ động “4 tại chỗ”

Phường Hồng Hà là cửa ngõ của thành phố Yên Bái nối với các huyện phía Tây của tỉnh. Từ lâu, khu vực này là tâm điểm ngập lụt của thành phố mỗi khi trời mưa to kéo dài và nước sông Hồng dâng cao.

potal-yen-bai-chu-dong-giai-phap-can-co-phong-chong-thien-tai-7774893.jpg
Yên Bái chú trọng nâng cao sự chủ động của người dân trong phòng, chống thiên tai, sạt lở đất. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Những ngày cuối năm 2024, tại vùng tâm lũ ngập sâu này, hoạt động kinh doanh buôn bán của người dân phường Hồng Hà nhộn nhịp trở lại.

Tại một ki ốt ở tầng 1 chợ Yên Bái (chợ Ga), bà Ngô Thị Lệ Nga đã chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bà Nga bộc bạch, bao nhiêu hàng hóa chuẩn bị cho dịp Trung thu vừa rồi đều bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hơn một tỷ đồng. Thiệt hại lớn cũng một phần do sự chủ quan. Bà không nghĩ nước lũ lên nhanh và ngập sâu như vậy. Không chỉ ki ốt của bà, toàn bộ các ki ốt ở tầng 1 trong chợ đều mất sạch.

Ông Phạm Ngọc Quý, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái cho biết, sau lũ, phường triển khai ngay các giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân. Thiệt hại vừa qua, đa số người dân còn chủ quan cứ nghĩ chỉ ngập như năm 2008. Thế nên, khi nước dâng lên nhanh, người dân rơi vào bị động.

potal-yen-bai-chu-dong-giai-phap-can-co-phong-chong-thien-tai-7774887.jpg
Toàn cảnh người dân Yên Bái chủ động múc đất hạ taluy sau nhà, đảm bảo an toàn trong mùa mưa. Ảnh: TTXVN phát

Theo ông Quý, một trong những khó khăn di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt là thông tin liên lạc bị gián đoạn. Do vậy, để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, các nhà mạng cần đầu tư lại cơ sở hạ tầng thông tin; các đầu mối trạm cần được đặt ở vị trí cao, khi nước ngập sẽ không bị ảnh hưởng. Đồng thời, chính quyền các cấp quan tâm, bổ sung kinh phí nạo vét toàn bộ hệ thống thoát nước, cống rãnh trên địa bàn, đảm bảo an toàn trong mùa mưa.

Không chỉ khu vực ngập lụt, các hộ dân ở thành phố Yên Bái nằm dưới chân đồi cũng bị thiệt hại lớn. Toàn thành phố có gần 500 điểm sạt lở với trên 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng (trong đó, 69 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng hoàn toàn).

Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái bị sạt lở đất đá vào khu vực tầng 1, phải ở tạm ngoài sân hơn 1 tháng. Anh Tuấn chia sẻ, khi địa chất ổn định, anh kiểm tra khu vực đồi phía sau nhà nhận thấy có thể khắc phục được. Anh Tuấn đã báo cáo chính quyền địa phương xin được múc đất hạ ta luy nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình. Đến nay, cuộc sống gia đình anh ổn định, yên tâm làm ăn.

potal-yen-bai-chu-dong-giai-phap-can-co-phong-chong-thien-tai-7774894.jpg
Người dân Yên Bái chủ động múc đất hạ taluy sau nhà nhằm đảm bảo an toàn. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết, bão Yagi gây thiệt hại 1.179 tỷ đồng tại thành phố. Ngoài các biện pháp triển khai trước mắt, thành phố cũng đưa ra các giải pháp lâu dài. Theo đó, thành phố tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, các hộ dân đánh đất, xử lý, khắc phục các điểm có nguy cơ cao sạt lở để đảm bảo an toàn; đẩy nhanh tiến độ khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng bị thiệt hại đã được bố trí vốn để sớm đưa vào sử dụng.

Về khôi phục sản xuất, thành phố khuyến cáo nhân dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi; phối hợp với các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vay vốn với lãi suất ưu đãi; gia hạn các khoản nợ vay cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái kiến nghị cấp trên tiếp tục quan tâm, hỗ trợ thành phố đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở, ngập úng; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hỗ trợ tập huấn cho người dân về phòng, chống thiên tai; hỗ trợ đầu tư thêm thiết bị cứu hộ, cứu nạn để ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp trong tương lai.

Có thể thấy, ngoài các biện pháp của chính quyền, những hộ dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở cũng cần chủ động kiểm tra, theo dõi, kịp thời di dời khi có nguy cơ. Đặc biệt, để mỗi người dân trở thành chiến sĩ trong phòng, chống thiên tai, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, nhất là trong các trường học, giúp thế hệ trẻ có ý thức và biết cách phòng, chống từ nhỏ nhằm giữ an toàn cho mình và gia đình.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, viễn thông

Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng được xem là một trong những giải pháp căn cơ nhằm nâng cao hiệu quả công trình phòng, chống thiên tai. Tỉnh Yên Bái dành nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng lưới điện, công trình thủy lợi và các công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối và các khu tái định cư…, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

potal-yen-bai-chu-dong-giai-phap-can-co-phong-chong-thien-tai-7774903.jpg
Hoạt động kinh doanh buôn bán của các tiểu thương ở chợ Yên Bái nhộn nhịp trở lại sau bão số 3 (Yagi). Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước, để khắc phục hệ thống cơ sở hạ tầng do bão Yagi gây ra, UBND tỉnh đã ban hành Lệnh xây dựng khẩn cấp và cho phép chuẩn bị đầu tư 78 dự án khắc phục khẩn cấp thiên tai với tổng kinh phí trên 741,5 tỷ đồng. Tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh cũng đề nghị HĐND tỉnh cho phép sử dụng 88,7 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi để bố trí các dự án khắc phục khẩn cấp thiên tai năm 2024. Đến nay, đã có 23 dự án hoàn thành thủ tục đầu tư đủ điều kiện giao vốn, với số vốn 31,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, xây dựng các khu tái định cư cũng phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các vùng có nguy cơ sạt lở và bảo đảm thuận lợi việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, khi xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, cơ quan chức năng phải tính toán theo hướng đa chức năng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa vừa là nơi cho nhân dân tránh trú khi xảy ra thiên tai.

Ảnh hưởng của bão Yagi không chỉ làm giao thông ở Yên Bái chia cắt, mà thông tin liên lạc cũng bị gián đoạn trong nhiều ngày. Toàn tỉnh có 652 trạm thu phát sóng di động (trạm BTS) bị ảnh hưởng. Trong đó, Viettel Yên Bái là nhà mạng có 312 trạm BTS gặp sự cố do mất điện. Một số trạm trong khu vực bị ngập, cô lập phải tắt sóng để đảm bảo an toàn.

Trung tá Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Viettel Yên Bái thông tin, nhằm chủ động thông tin liên lạc và chuẩn bị hạ tầng thông tin từ câu chuyện chia cắt kéo dài trên diện rộng sau bão Yagi vừa qua, đơn vị dự kiến chi khoảng 72 tỷ đồng để củng cố. Cụ thể, Viettel Yên Bái xây dựng kịch bản ứng phó với siêu bão, lấy mốc dữ liệu bão Yagi làm đầu vào để đầu tư hạ tầng mạng lưới; đầu tư 2 đường cáp độc lập tại Trung tâm sở chỉ huy phòng, chống thiên tai của tỉnh; trang bị các công cụ, dụng cụ và hệ thống giám sát thời gian thực; kiên cố hóa mạng truyền dẫn…

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, qua thiệt hại bão Yagi vừa qua, tỉnh đã đề nghị Trung ương xây dựng một bản đồ sạt lở đất trên phạm vi cả nước với tỷ lệ cụ thể hơn để quy hoạch các cơ sở sản xuất, bố trí các khu dân cư đảm bảo an toàn. Đặc biệt, do thiệt hại lớn, tỉnh cần nhiều thời gian và nguồn lực mới có thể khôi phục trở lại. Tỉnh mong muốn Trung ương quan tâm bố trí kinh phí để tỉnh bố trí di dân, xây dựng các khu tái định cư và các công trình chống sạt lở cho người dân vùng có nguy cơ. (Hết)

Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành các quyết định, công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện và 106/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28/12/2024.

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Ngày 24/12, tại xã Phú Mỡ (huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông (thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trao tặng bò giống và quà Tết Ất Tỵ cho gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Chiều 24/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Sóc Trăng (Công ty Xổ số kiến thiết Sóc Trăng) tổ chức Lễ bàn giao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Cháy nhà rông tại thôn Kon Jong (Kon Tum)

Cháy nhà rông tại thôn Kon Jong (Kon Tum)

Ngày 24/12, Ủy ban nhân dân xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, đến khoảng 16 giờ, vụ cháy nhà rông tại thôn Kon Jong đã được lực lượng chức năng dập tắt. Vụ cháy đã khiến ngôi nhà rông bị thiêu rụi hoàn toàn, không có thiệt hại về người.

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Những ngày này, tại tỉnh Lào Cai xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới người dân, học sinh các trường vùng cao trong tỉnh. Các đơn vị trường học, đặc biệt tại những địa bàn vừa chịu thiệt hại về cơ sở vật chất do bão lũ, sạt lở đã linh hoạt, chủ động triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h. Từ 4 giờ ngày 24/12 đến 4 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 4 giờ ngày 26/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp.

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đắk Lắk là tỉnh có đông đồng bào Công giáo (trên 217.000 người). Đồng bào theo đạo luôn đóng góp tích cực và hiệu quả các phong trào xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong đó, Giáo xứ Vinh Hòa (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) là một điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”…, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng vùng quê giàu mạnh, theo hướng xanh, sạch, đẹp.

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, với tốc độ 20-25km/h.

Mô hình “Vườn rau gắn kết” của Binh đoàn 15 góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Sơn Tùng

“Thế trận lòng dân” ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên

Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.

Người dân lựa chọn cam Vinh tại Siêu thị LOTTE Mart Vinh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhất là siêu thị LOTTE Mart Vinh. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 15.300 hội viên cựu chiến binh. Trải qua quá trình chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành, họ luôn thấm nhuần phẩm chất của chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ. Trong cuộc sống đời thường, họ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao quý, không ngại khó khăn, gian khổ, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất.

Năm 2024, giáo dân họ đạo Hậu Bối ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đóng góp xây dựng 2 cây cầu nông thôn, tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đồng bào Công giáo tại Sóc Trăng góp sức xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 70 nghìn đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tính đến cuối năm 2024, hộ nghèo toàn tỉnh Sóc Trăng giảm còn 1,34% dân số (trong năm 2024 giảm hơn 4.000 hộ). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Giúp người dân chọn mô hình giảm nghèo phù hợp để thoát nghèo bền vững

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Chuẩn bị tiết mục biểu diễn chào mừng Giáng sinh 2024. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Ngập tràn không khí Giáng sinh nơi xứ đạo Kon Tum

Hòa chung không khí hân hoan với bà con trên cả nước, những ngày này, cộng đồng giáo dân tại tỉnh Kon Tum đang tích cực trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho dịp Giáng sinh năm 2024 cận kề. Các tuyến đường trở nên ngập tràn màu sắc, những xóm đạo khoác lên mình “chiếc áo mới” lộng lẫy và đầm ấm hơn.

Lực lượng quân đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

Ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Và Quân đội, trong đó có Cục Cứu hộ - Cứu nạn là cơ quan tác chiến đầu ngành, chính là điểm tựa vững chắc của đồng bào những lúc nguy nan nhất.

Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng Tương hướng dẫn người dân cách chăm sọc vườn mận. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Mở cánh cửa tương lai tươi sáng

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là ý Đảng hòa quyện lòng dân. Trong khát vọng dựng xây đất nước, Quân đội đang gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, vừa đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống chưa có trong tiền lệ, lại giúp đỡ nhân dân bằng cả trái tim, tấm lòng. Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh anh dũng trong thời bình, “Bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp tục gắn bó máu thịt và để lại tình cảm quý trọng, tin yêu trong lòng nhân dân.

Khu tái định thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Lào Cai khánh thành khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 22/12, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khánh thành dự án khu tái thiết thôn Kho Vàng (UBND huyện Bắc Hà, UBND xã Cốc Lầu) theo quy chuẩn nông thôn mới, đáp ứng chỗ ở cho 35 hộ gia đình với 180 nhân khẩu.

Cán bộ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác cao su tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) sau 3 năm đã mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.