VỠ ÒA NIỀM HẠNH PHÚC
Cùng với đón chào xuân mới, vợ chồng Trung úy Phùng Đức Phong ở Đồn biên phòng Đắk Tiên cũng ngập tràn hạnh phúc khi đón đứa con đầu lòng chào đời. Sau 8 năm kết hôn, đằng đẵng những hồi hộp mong chờ, giờ đây anh chị mới được làm cha, làm mẹ. Ngày đón em bé chào đời, hai bên nội ngoại vui mừng khôn xiết.
Theo lời anh Phong kể thì với suy nghĩ "có trục trặc" nên ai mách gì anh chị làm nấy, bốc thuốc nam, thuốc bắc ở tận miền ngược, miền xuôi nhưng không có kết quả. Có lúc vợ chồng đã tính buông xuôi vì quá mệt mỏi và tốn kém. Giữa lúc đó thì vào cuối năm 2013, khi Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh có kế hoạch giúp đỡ những cặp hiếm muộn, vợ chồng anh được tạo điều kiện vào TP. Hồ Chí Minh chữa trị. May mắn thay, việc chạy chữa có kết quả ngoài mong đợi.
Nhớ lại quá trình hai vợ chồng vào TP. Hồ Chí Minh chữa trị, anh Phong cho biết đó là những ngày hồi hộp xen lẫn lo âu. Vợ anh từng có thai tới 2 lần nhưng cứ được vài tháng là thai hư. Đi khám ở khắp nơi, các bệnh viện phụ sản đều kết luận vô sinh "chưa rõ nguyên nhân" khiến anh chị rối bời.
Anh Phong tâm sự: “Được đơn vị hỗ trợ một phần kinh phí, nhất là tạo điều kiện về thời gian đi điều trị dài ngày, vợ chồng tôi kiên trì và đạt được kết quả. Có đứa con, không những căn nhà trở nên ấm áp, có ý nghĩa hơn mà vợ chồng tôi như được tiếp thêm động lực, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.
Cùng trong niềm vui đón “thiên thần” bé nhỏ sau nhiều năm chờ đợi là gia đình Thiếu tá Hoàng Công Lý, Đồn trưởng Đồn biên phòng Đắk Ken. Sau hơn 10 năm chung sống, mong mãi mà chưa có “tin vui”, vợ chồng anh Lý rất lo lắng. Được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian của lãnh đạo BĐBP tỉnh, vợ chồng anh Lý đã đi điều trị hiếm muộn thành công.
Khi chị Phạm Thị Anh, vợ anh Lý sinh con trai thì cả hai vợ chồng và họ hàng hai bên nội ngoại vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Từ ngày có được “của để dành”, cuộc sống gia đình anh Lý tuy vất vả nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ.
Thiếu tá Lý tâm sự: "Cũng như bao cặp vợ chồng khác, cưới nhau về mong sớm có đứa con, vậy mà mong mãi chẳng thấy. Gia đình hai bên lo lắng hỏi han nhiều cũng thấy chạnh lòng. Nghĩ có “trục trặc” nên ai mách gì làm nấy, tốn kém đủ đường nhưng cũng không đem lại kết quả. Từ khi Bộ Tư lệnh BĐBP có chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các quân nhân hiếm muộn được đi chữa trị, chúng tôi vô cùng phấn khởi và cảm thấy tự tin hơn.
THẮP NIỀM HY VỌNG
Đại tá Nguyễn Minh Hà, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết: Việc vận động xây dựng Quỹ hiếm muộn con trong BĐBP Đắk Nông được cán bộ, chiến sĩ tự nguyện và tích cực tham gia bởi đây là chương trình rất ý nghĩa, góp phần giúp đỡ thiết thực các gia đình hiếm muộn. Tuy Đắk Nông là một trong những địa phương không bị giao chỉ tiêu ủng hộ, nhưng bằng trách nhiệm và cao hơn là tình cảm đồng chí, đồng đội, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng biên phòng tỉnh đã đóng góp với tinh thần cao nhất. Đến nay, toàn lực lượng đã đóng góp, ủng hộ được trên 100 triệu đồng nộp về Bộ Tư lệnh BĐBP.
Ngoài ra, đối với quân nhân bị hiếm muộn con, đơn vị hỗ trợ cao nhất trong điều kiện có thể như: Không điều động đi công tác ở các đơn vị xa nhà; sớm điều chuyển các đồng chí đang công tác xa về đơn vị gần gia đình; ưu tiên sắp xếp, bố trí được nghỉ phép dài ngày hơn so với quy định để có thời gian đi điều trị tại các trung tâm lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Với những chính sách cụ thể đó đã góp phần củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc làm cha, làm mẹ. Nhờ đó, đến nay, trong số 5 trường hợp quân nhân hiếm muộn thuộc BĐBP tỉnh, đã có 2 trường hợp điều trị cho kết quả, sinh nở “mẹ tròn con vuông”.
Có thể nói, không chỉ dừng lại ở việc giải quyết việc hiếm muộn về con cái mà cao hơn nữa đó là tinh thần nhân văn, đầy tình người của lực lượng biên phòng trong việc sát cánh, giúp đỡ đồng đội yên tâm công tác, vững chắc tay súng bảo vệ biên cương, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Cùng với đón chào xuân mới, vợ chồng Trung úy Phùng Đức Phong ở Đồn biên phòng Đắk Tiên cũng ngập tràn hạnh phúc khi đón đứa con đầu lòng chào đời. Sau 8 năm kết hôn, đằng đẵng những hồi hộp mong chờ, giờ đây anh chị mới được làm cha, làm mẹ. Ngày đón em bé chào đời, hai bên nội ngoại vui mừng khôn xiết.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng tỉnh tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: PT |
Nhớ lại quá trình hai vợ chồng vào TP. Hồ Chí Minh chữa trị, anh Phong cho biết đó là những ngày hồi hộp xen lẫn lo âu. Vợ anh từng có thai tới 2 lần nhưng cứ được vài tháng là thai hư. Đi khám ở khắp nơi, các bệnh viện phụ sản đều kết luận vô sinh "chưa rõ nguyên nhân" khiến anh chị rối bời.
Anh Phong tâm sự: “Được đơn vị hỗ trợ một phần kinh phí, nhất là tạo điều kiện về thời gian đi điều trị dài ngày, vợ chồng tôi kiên trì và đạt được kết quả. Có đứa con, không những căn nhà trở nên ấm áp, có ý nghĩa hơn mà vợ chồng tôi như được tiếp thêm động lực, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.
Cùng trong niềm vui đón “thiên thần” bé nhỏ sau nhiều năm chờ đợi là gia đình Thiếu tá Hoàng Công Lý, Đồn trưởng Đồn biên phòng Đắk Ken. Sau hơn 10 năm chung sống, mong mãi mà chưa có “tin vui”, vợ chồng anh Lý rất lo lắng. Được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian của lãnh đạo BĐBP tỉnh, vợ chồng anh Lý đã đi điều trị hiếm muộn thành công.
Khi chị Phạm Thị Anh, vợ anh Lý sinh con trai thì cả hai vợ chồng và họ hàng hai bên nội ngoại vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Từ ngày có được “của để dành”, cuộc sống gia đình anh Lý tuy vất vả nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ.
Thiếu tá Lý tâm sự: "Cũng như bao cặp vợ chồng khác, cưới nhau về mong sớm có đứa con, vậy mà mong mãi chẳng thấy. Gia đình hai bên lo lắng hỏi han nhiều cũng thấy chạnh lòng. Nghĩ có “trục trặc” nên ai mách gì làm nấy, tốn kém đủ đường nhưng cũng không đem lại kết quả. Từ khi Bộ Tư lệnh BĐBP có chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các quân nhân hiếm muộn được đi chữa trị, chúng tôi vô cùng phấn khởi và cảm thấy tự tin hơn.
THẮP NIỀM HY VỌNG
Đại tá Nguyễn Minh Hà, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết: Việc vận động xây dựng Quỹ hiếm muộn con trong BĐBP Đắk Nông được cán bộ, chiến sĩ tự nguyện và tích cực tham gia bởi đây là chương trình rất ý nghĩa, góp phần giúp đỡ thiết thực các gia đình hiếm muộn. Tuy Đắk Nông là một trong những địa phương không bị giao chỉ tiêu ủng hộ, nhưng bằng trách nhiệm và cao hơn là tình cảm đồng chí, đồng đội, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng biên phòng tỉnh đã đóng góp với tinh thần cao nhất. Đến nay, toàn lực lượng đã đóng góp, ủng hộ được trên 100 triệu đồng nộp về Bộ Tư lệnh BĐBP.
Ngoài ra, đối với quân nhân bị hiếm muộn con, đơn vị hỗ trợ cao nhất trong điều kiện có thể như: Không điều động đi công tác ở các đơn vị xa nhà; sớm điều chuyển các đồng chí đang công tác xa về đơn vị gần gia đình; ưu tiên sắp xếp, bố trí được nghỉ phép dài ngày hơn so với quy định để có thời gian đi điều trị tại các trung tâm lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Với những chính sách cụ thể đó đã góp phần củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc làm cha, làm mẹ. Nhờ đó, đến nay, trong số 5 trường hợp quân nhân hiếm muộn thuộc BĐBP tỉnh, đã có 2 trường hợp điều trị cho kết quả, sinh nở “mẹ tròn con vuông”.
Có thể nói, không chỉ dừng lại ở việc giải quyết việc hiếm muộn về con cái mà cao hơn nữa đó là tinh thần nhân văn, đầy tình người của lực lượng biên phòng trong việc sát cánh, giúp đỡ đồng đội yên tâm công tác, vững chắc tay súng bảo vệ biên cương, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.