Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một báo cáo nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Ben Gurion của Israel công bố ngày 2/5, cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 không có khả năng loại bỏ được "người tiền nhiệm" và Delta có thể xuất hiện trở lại gây làn sóng lây nhiễm mới.
Khả năng một người cùng lúc nhiễm 2 biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là có, nhưng rất hiếm và chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Các chuyên gia New Zealand đã giải thích điều này trong bài viết đăng ngày 15/3 trên stuff.co.nz, trang mạng tin tức phổ biến nhất tại New Zealand.
Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi “Deltacron” đã được phát hiện ở châu Âu và Mỹ trong thời gian gần đây. Deltacron là biến thể lai giữa Delta và Omicron, được giới khoa học gọi là virus tái tổ hợp AY.4/BA.1. Mạng tin kỹ thuật số nj.com ngày 14/3 đã đăng tải một số thông tin tổng hợp cho đến nay về biến thể lai này.
Các nhà khoa học đang tăng tốc phát triển các vaccine hiệu quả ngừa virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Mặc dù việc tiêm phòng COVID-19 đã giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong, nhiều ca nhiễm đột phá sau tiêm vẫn được ghi nhận.
Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 13/1 đã công bố những dữ liệu nghiên cứu sơ bộ về loại vaccine ngừa COVID-19 mà hãng này phát triển - có tên gọi chính thức là vaccine Vaxzevria. Kết quả cho thấy khi tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của AstraZeneca có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn trước biến thể Omicron và những biến thể khác của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả các biến thể Beta, Delta, Alpha và Gamma.
Mặc dù nhiều người sợ cá mập, nhưng những kẻ săn mồi hàng đầu của đại dương này lại có thể có cách giúp bảo vệ con người trước virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính vừa ký Công điện 1815/CĐ-TTg ngày 26/12 về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19; tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do COVID-19.