Dấu ấn khởi sắc ở những thôn, làng vùng cao tỉnh Lào Cai

Dấu ấn khởi sắc ở những thôn, làng vùng cao tỉnh Lào Cai

Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai hiệu quả nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng với những điểm sáng tích cực.

Dấu ấn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng người dân

Dấu ấn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng người dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát to lớn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam. Trước sự ra đi của Tổng Bí thư, đảng viên, nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc, đồng thời kỳ vọng sẽ biến nỗi đau thành sức mạnh để thực hiện tốt các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Ngày Biên phòng toàn dân: Dấu ấn những Phó Bí thư quân hàm xanh ở vùng biên Sơn La

Ngày Biên phòng toàn dân: Dấu ấn những Phó Bí thư quân hàm xanh ở vùng biên Sơn La

Tại tỉnh Sơn La, sau nhiều năm thực hiện chủ trương “Bố trí chức danh cán bộ Bộ đội Biên phòng là Phó Bí thư Đảng ủy xã biên giới” đã góp phần tăng thêm sức mạnh cho những địa phương vùng biên, xây dựng “thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc. Qua đó, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân đang sinh sống trên vùng phên dậu của Tổ quốc.
Dấu ấn người lính quân hàm xanh Xứ Lạng

Dấu ấn người lính quân hàm xanh Xứ Lạng

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị, cán bộ, chiến sỹ tích cực giúp đỡ nhân dân các xã biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực thôn bản giáp biên giảm nhanh. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tình đoàn kết quân - dân nơi biên viễn Xứ Lạng ngày càng thắt chặt.
Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài cuối)

Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài cuối)

​Du lịch Ninh Thuận trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, dần khẳng định được bản sắc, thương hiệu của một địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới là phát triển kinh tế theo nhóm ngành, lĩnh vực. Trong đó, tỉnh phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi du lịch Duyên hải miền Trung.
Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài 2)

Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài 2)

​Nằm trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ, thực tế Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch khá tương đồng với các địa phương lân cận. Vì vậy việc xác định sản phẩm đặc thù, tập trung đầu tư, hoàn thiện để tạo sự khác biệt rõ nét, định vị thương hiệu gắn với hợp tác, liên kết cùng phát triển đang là hướng đi đúng đắn, cần thiết để du lịch Ninh Thuận từng bước bứt phá, tạo được dấu ấn riêng, định vị rõ thương hiệu trên bản đồ du lịch của cả nước.
Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài 1)

Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió (Bài 1)

Thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận được biết đến là vùng đất có khí hậu “ít mưa, thừa nắng và gió”. Bờ biển trải dài với những dãy núi đâm ra biển tạo nên những vũng, vịnh có cát trắng, nắng vàng, nước biển xanh như ngọc. Không những thế, Ninh Thuận còn có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, có những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc được chắt lọc từ vùng đất nhiều nắng gió, trở thành những sản phẩm du lịch nông nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, không chỉ có những lợi thế, du lịch Ninh Thuận cũng gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết hoặc yếu tố khách quan của một địa phương có vị trí cận kề nhiều điểm đến quen thuộc. Xác định rõ thế mạnh, nhận diện đúng khó khăn, thực hiện giải pháp phù hợp, Ninh Thuận đang đặt mục tiêu từng bước trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua loạt ba bài viết: Du lịch Ninh Thuận - dấu ấn từ vùng đất nhiều nắng gió.
Các phóng viên Trần Mai Hưởng, Ngọc Đản và Hoàng Thiểm đang qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng giải phóng, ngày 29/3/1975. Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Dấu ấn của đội quân Thông tấn trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 (Bài 2)

Thông tấn xã Giải phóng ra đời ngày 12/10/1960, thực hiện “sứ mệnh” thông tin vẻ vang, anh dũng trên mặt trận, duy trì mạch thông tin thông suốt từ chiến trường miền Nam đến đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Thông tấn xã Giải phóng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong “trận chiến cuối cùng”, Giải phóng Sài Gòn, Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 -12/10/2020), đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, TTXVN xin giới thiệu chùm 3 bài viết về những dấu ấn của Thông tấn xã Giải phóng trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. ẢNh: Tư liệu TTXVN

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Dấu ấn của đội quân Thông tấn trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 (Bài 1)

Thông tấn xã Giải phóng ra đời ngày 12/10/1960, thực hiện “sứ mệnh” thông tin vẻ vang, anh dũng trên mặt trận, duy trì mạch thông tin thông suốt từ chiến trường miền Nam đến đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Thông tấn xã Giải phóng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong “trận chiến cuối cùng”, Giải phóng Sài Gòn, Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Dấu ấn Công hội bí mật Sài Gòn

Dấu ấn Công hội bí mật Sài Gòn

Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Đình Bình Đông, đường Phạm Thế Hiển, Quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách khi đến thành phố. Nơi đây còn được biết đến với dấu ấn lịch sử quan trọng của dân tộc, là địa điểm hoạt động của Công hội bí mật Sài Gòn - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập vào năm 1920.