Xây dựng quy trình sản xuất sắn trên đất dốc phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc

Xây dựng quy trình sản xuất sắn trên đất dốc phù hợp với điều kiện các tỉnh phía Bắc

Ngày 9/8, tại Hội nghị Sản xuất sắn trên đất dốc các tỉnh phía Bắc diễn ra ở thành phố Yên Bái do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Sắn Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung yêu cầu các đơn vị chức năng trong thời gian tới cần rà soát xây dựng các quy trình sản xuất sắn trên đất dốc theo hướng bền vững và phù hợp với điều kiện sinh thái.

Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác trên đất dốc tại Tây Bắc Việt Nam” do Chính phủ Australia tài trợ đã giúp tăng thu nhập cho các nông hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ như bà Lường Thị Tươi ở xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Điện Biên)

Thâm canh bò thịt trên đất dốc ở Điện Biên

Mới đây, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie đã đến thăm hai hợp tác xã và các hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò tại tỉnh Điện Biên, nơi thực hiện Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam”. Sau 10 năm thực hiện, Dự án đã góp phần thay đổi kỹ thuật chăn nuôi, phát triển kinh doanh và kỹ năng lãnh đạo của nông dân, cán bộ nông nghiệp địa phương…
Chị Lò Thị Lan thu hoạch cam đường canh tại gia đình. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Chị Lò Thị Lan thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ mô hình cây ăn quả trên đất dốc ở Sơn La

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Một trong những gương điển hình thực hiện tốt phong trào này là chị Lò Thị Lan, dân tộc Thái, trú tại bản Phổng, xã Nậm Lạnh.
Chanh leo là một trong những cây trồng hiệu quả trên đất dốc và cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN

Nông nghiệp Sơn La khởi sắc từ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV đã đề ra các chương trình hành động trọng tâm với đầy đủ các lĩnh vực; trong đó, nhiều nội dung của nghị quyết đã thực sự tạo nên đổi thay lớn cho đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nổi bật, 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh Sơn La đã giảm từ 34,44% (năm 2015) xuống còn 18,62% (năm 2020), bình quân giảm trên 3%/năm, trong đó có đóng góp không nhỏ từ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc và đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản.
Phát triển cây cam trên vùng đất dốc ở huyện miền núi Phù Yên

Phát triển cây cam trên vùng đất dốc ở huyện miền núi Phù Yên

Sau gần một năm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, đến nay, sản phẩm "Cam Phù Yên" của tỉnh Sơn La ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường, được nhiều người biết đến và ưa chuộng bởi vị ngọt sắc cũng như hương thơm đặc trưng.