Tối 21/3, tại Khu bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Ngày mới trên sóc Bom Bo”.
Ngày 9/11, Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” đã khai mạc tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Lễ hội diễn ra đến 10/11, nhằm tái hiện lại hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.
Ngày 29/12, Ủy ban nhân dân xã An Khương (huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) tổ chức lễ hội Phá Bàu của dân tộc S’tiêng trên địa bàn xã. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, thể hiện nhiều giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc của cộng đồng người S’tiêng.
Tại xã Long Tân (huyện Phú Riềng, Bình Phước), những ngày cuối tuần hay cuối tháng, khoảng chục người phụ nữ S'tiêng nhiều độ tuổi cùng nhau miệt mài bên khung dệt. Không chỉ tạo ra sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau truyền dạy cho con cháu có chung niềm đam mê nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Hiện nay, tại nhiều thôn, ấp có đông đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống thuộc tỉnh Bình Phước vẫn còn những phụ nữ âm thầm “giữ lửa” nét đẹp truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc. Sản phẩm thổ cẩm được dệt từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ S’tiêng được xem như "đứa con tinh thần", có nét tinh xảo từ hoa văn đến màu sắc.
Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp để âm vang cồng chiêng vang vọng mãi các thế hệ sau. Nhờ vậy, nét văn hóa độc đáo này tưởng như đã mai một dần, hiện đang được các nghệ nhân, già làng ở một số thôn, ấp âm thầm “giữ lửa”.
Cồng chiêng được xem là “di sản” văn hóa độc đáo có sức hút mạnh mẽ của đồng bào dân tộc S’tiêng. Cộng đồng dân tộc S’tiêng Bình Phước xem cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu giữa con người, thần linh và các thế lực siêu nhiên. Mỗi chiếc cồng chiêng của từng gia đình biểu hiện cho tài sản, quyền lực và sự an toàn.
Tháng 10 vừa qua là những tháng ngày dài đầy đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung khi phải oằn lưng gánh chịu hết đợt lũ này đến đợt lũ khác, hết cơn bão này đến cơn bão khác. Thế nhưng có "qua cơn hoạn nạn", trong mất mát, tai ương mới thấy được nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau của người dân Việt Nam.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến rất gần. Trên con đường tới Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa - nơi huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) bố trí cho người dân nghèo khó khăn về nhà ở sinh sống, chúng tôi cảm nhận rõ một không khí mới, một hơi thở cuộc sống mới thể hiện rõ nét trong từng căn nhà, từng khuôn mặt của hơn 100 hộ dân nơi đây.
Từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, sau khi ra trường về quê sản xuất nông nghiệp, anh Điểu Bưng (39 tuổi) người dân tộc S’tiêng ở thôn 6, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đã thành công trong phát triển kinh tế, làm giàu từ ruộng vườn.