Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc, Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú. Đây là lễ hội sắc sắc thể hiện rõ nét văn hóa nương rẫy của đồng bào Khơ Mú nơi đây.
Bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) có 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, với 90 hộ và hơn 500 nhân khẩu. Hiện nay cả bản còn khá nhiều hộ còn đang giữ nghề đan lát của dân tộc Khơ Mú. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, bản Kéo đã thành lập được một câu lạc bộ đan lát truyền thống với hơn 20 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi trong bản.
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao cho Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức xây dựng, nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện biên giới Mường Lát và các đơn vị liên quan thực hiện đề án "Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020" nhằm nâng cao đời sống, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Cứ vào các buổi tối từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hằng tuần, tại bản Lách, xã vùng biên giới Mường Chanh, huyện Mường Lát đó, giáo viên là những thầy giáo mang "quân hàm xanh" của Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), còn học sinh đa số là những phụ nữ dân tộc thiểu số Khơ Mú có độ tuổi từ 20 đến 40.
Ngày 20/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khơ Mú đến từ huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã tái hiện lễ hội cầu mùa đặc sắc của dân tộc mình.
Đến xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, ai cũng biết chị Quàng Thị Kẹo (sinh năm 1966, dân tộc Khơ Mú) trú tại bản Nặm Pù A. Chị là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ các dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La biểu dương giai đoạn 2014 – 2017.
Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.