Đan Phượng hướng đến những vùng quê đáng sống

Công tác giáo dục trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) được coi trọng, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề án giáo dục toàn diện cho học sinh.
Công tác giáo dục trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) được coi trọng, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề án giáo dục toàn diện cho học sinh.

Sau thời gian nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí, cả 15/15 xã của huyện Đan Phượng đều đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trong đó có 5 xã đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Việc 5 xã đầu tiên của huyện về đích NTM kiểu mẫu là dấu mốc quan trọng, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các địa phương khác trên địa bàn Thủ đô…

Đan Phượng hướng đến những vùng quê đáng sống ảnh 1Đến nay, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã cơ bản hình thành những cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng chuyên canh và lập các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất, từng bước hình thành chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nguyễn Thạc Hùng, triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu, huyện đã yêu cầu các xã bám sát Quyết định số 691/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3745/QĐ của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Trên cơ sở những tiêu chí cụ thể, các xã lựa chọn, triển khai thực hiện trong từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, bảo đảm các tiêu chí chung như thu nhập bình quân đạt 76,5 triệu đồng/người/năm trở lên và không có hộ nghèo; không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản...

Cùng với chỉnh trang xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân cũng được huyện Đan Phượng quan tâm. Các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương với thu nhập khá. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, áp dụng công nghệ cao và tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Đến nay, huyện cơ bản hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo hướng chuyên canh và lập các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất, từng bước hình thành chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Hiện, toàn huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hơn 1.600 ha. Bên cạnh đó, huyện còn duy trì và phát triển 8 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng lan hồ điệp, trồng nấm, nho hạ đen; nuôi tôm thẻ chân trắng... tại các xã Đan Phượng, Phương Đình, Thọ Xuân và Liên Trung với diện tích 64 ha.

Đan Phượng hướng đến những vùng quê đáng sống ảnh 2Huyện Đan Phượng (Hà Nội) đặt mục tiêu 15/15 xã trên địa bàn đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2023, phấn đấu đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới kiểu mẫu trước khi phát triển lên quận.

Kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao là tiền đề thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng phát triển mạnh, nhất là ở các thôn, cụm dân cư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng độ tuổi. Sân chơi thể thao và bộ dụng cụ tập thể thao ngoài trời được quan tâm đầu tư, nhận được sự đón nhận nhiệt tình của người dân. Công tác giáo dục cũng được coi trọng, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề án giáo dục toàn diện cho học sinh. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân có sự chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên (đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020). Việc bảo tồn, tôn tạo, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân Đan Phượng đặc biệt quan tâm.

Đến thời điểm này, huyện Đan Phượng đã có 15/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5/15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đan Phượng, Song Phượng, Liên Hà, Tân Hội, Thọ Xuân), vượt 1 xã so với chỉ tiêu thành phố giao. Về xây dựng huyện NTM nâng cao, theo Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đan Phượng cơ bản đạt 5/9 tiêu chí gồm: Giao thông; Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; Điện; Kinh tế; An ninh trật tự và Hành chính công. Huyện còn 4/9 tiêu chí chưa đạt là Quy hoạch; Y tế - Văn hóa - Giáo dục; Môi trường và Chất lượng môi trường sống.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, kết quả xây dựng NTM của huyện Đan Phượng cho thấy sự nỗ lực không ngừng của 5 xã NTM kiểu mẫu trong việc nâng cao chất lượng xây dựng NTM, hướng đến những vùng quê đáng sống cho mọi người dân. Đây cũng là một dấu mốc đáng nhớ, để lại những kinh nghiệm quý cho các địa phương khác trên địa bàn Thủ đô tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Đan Phượng hướng đến những vùng quê đáng sống ảnh 3Công tác giáo dục trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) được coi trọng, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang và hiện đại, mở rộng về quy mô góp phần thực hiện tốt các đề án giáo dục toàn diện cho học sinh.

Theo báo cáo của lãnh đạo huyện Đan Phượng, những tháng cuối năm, huyện sẽ tập trung chỉ đạo 5 xã NTM kiểu mẫu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Các xã còn lại xây dựng và triển khai kế hoạch đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Huyện phấn đấu trong năm 2022 có thêm 6 xã (Tân Lập, Đồng Tháp, Liên Trung, Trung Châu, Phương Đình, Thượng Mỗ) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lên 11/15 xã và huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Định hướng của huyện Đan Phượng trong thời gian tới là phát triển huyện thành quận, xã thành phường, đô thị hóa nông thôn theo hướng xanh - văn hiến - văn minh. 

Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết, thành quả xây dựng NTM của huyện Đan Phượng là kết quả của ý Đảng lòng dân. Năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương trên địa bàn huyện luôn nỗ lực, chung sức đồng lòng, quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu và đạt được kết quả tích cực. Đáng chú ý, nhiều mô hình, nhiều phong trào mới phát động đã tạo điểm nhấn, được người dân đồng tình hưởng ứng như phong trào xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, cuộc thi tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp…

Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, các cấp chính quyền và nhân dân cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tập trung xây dựng phát triển các xã theo hướng đô thị bền vững - Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải nhấn mạnh.

Thực hiện: Thu Giang

Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm