Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…
Ông Lương Hồng Hà, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa ký Kết luận thanh tra việc quản lý và chấp hành các quy định pháp luật trong thăm dò, khai thác khoáng sản tại các mỏ đá xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đắk R’Lấp và Đắk Song.
Đắk Nông là một trong những địa phương có sản lượng hồ tiêu cao nhất Việt Nam. Thời gian gần đây, nông dân Đắk Nông đang dần thay đổi tập quán canh tác, sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến hội nhập quốc tế. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội lớn để hồ tiêu Đắk Nông khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.
Thuận Hạnh là một xã vùng biên thuộc huyện Đắk Song (Đắk Nông) có tổng diện tích 93,43 km2 gồm 14 thôn, trong đó có 6 thôn giáp với nước bạn Campuchia. Toàn xã có khoảng 2.500 hộ dân với 9.500 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.
“Chính sự mặc cảm vì nghèo, sợ không đủ tiền để theo hết liệu trình điều trị nên nhiều bệnh nhân đã tự đặt dấu chấm hết cho việc phục hồi các chức năng bình thường của cơ thể, cũng như cơ hội vượt qua bệnh tật. Chúng tôi cố gắng để không trường hợp nào đã đến Phòng khám phải từ bỏ việc điều trị vì không có tiền”, bác sỹ y học cổ truyền Nguyễn Hữu Minh Sang (30 tuổi, trú tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) chia sẻ.
Trong 3 ngày từ 3-5/4, Quân cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Nông tổ chức các buổi tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình hình biển, đảo cho cán bộ, học sinh lớp 12 và nhân dân các huyện Đắk R’Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và thị xã Gia Nghĩa. Đây là lần đầu tiên Quân cảng Sài Gòn tuyên truyền về nội dung này tại tỉnh Đắk Nông.
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đã bước vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài của năm 2018 nên các địa phương sớm chủ động công tác phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Trước thông tin của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam phản ảnh tình trạng rừng tự nhiên do Công ty Lâm nghiệp Đức Hòa quản lý, nằm trên địa phận 3 xã Đắk Hòa, Đắk Mol, Nam Bình (huyện Đắk Song) với tổng diện tích 9000 héc ta đang bị tàn phá để khai thác gỗ, lấn chiếm, chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất, chiều 25/8/2016, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cùng đoàn công tác đã đến hiện trường kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng và hiện trạng rừng tự nhiên do Công ty Lâm Nghiệp Đức Hòa quản lý bị tàn phá.
Anh Phạm Xuân Tùng, ở thôn 10, xã Nam Bình, huyện Đắk Song (Đắk Nông) từ một nông dân “chân lấm tay bùn” đã biết nắm bắt thời cơ, trở thành doanh nhân sản xuất, phân phối bao bì với quy mô lớn.