Nguyên nhân là do các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý rừng, đất rừng, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để làm khu dân cư, khu sản xuất. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; đồng thời tỉnh cũng tăng cường quản lý chặt chẽ hộ khẩu, hộ tịch, an ninh nông thôn nên cũng góp phần hạn chế tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch.
Hiện tỉnh Đắk Lắk vẫn còn hàng ngàn hộ dân di cư đến ngoài kế hoạch sinh sống gần rừng, trong rừng, chưa đưa vào các vùng quy hoạch, các vùng dự án. Số hộ này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Krông Năng, M’Đ’rắk, Buôn Đôn, Krông Bông…Từ năm 1976 đến năm 2017, tỉnh Đắk Lắk có gần 58.000 hộ với 282.230 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc của các tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu là đồng bào các tỉnh phía Bắc di cư trong kế hoạch và di cư ngoài kế hoạch đến sinh sống ở các địa phương trên địa bàn. Trong đó, di cư nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2004, các năm về sau này ngày càng giảm dần.
Việc dân di cư đến địa phương bên cạnh mặt tích cực như tăng lực lượng lao động, đa dạng hóa thành phần dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân di cư đến ngoài kế hoạch đã phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch bố trí dân cư, gia tăng tỷ lệ đói nghèo, tệ nạn xã hội. Nghiêm trọng hơn, gia tăng tình trạng xâm hại đến đất, rừng tự nhiên gây tranh chấp, mua bán đất đai trái phép… làm mất an ninh trật tự ở vùng nông thôn.
Khu tái định cư của dân di cư ngoài kế hoạch ở xã Cư Kbang (huyện Ea Súp). Ảnh: tintaynguyen.com |
Hiện tỉnh Đắk Lắk vẫn còn hàng ngàn hộ dân di cư đến ngoài kế hoạch sinh sống gần rừng, trong rừng, chưa đưa vào các vùng quy hoạch, các vùng dự án. Số hộ này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Krông Năng, M’Đ’rắk, Buôn Đôn, Krông Bông…Từ năm 1976 đến năm 2017, tỉnh Đắk Lắk có gần 58.000 hộ với 282.230 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc của các tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu là đồng bào các tỉnh phía Bắc di cư trong kế hoạch và di cư ngoài kế hoạch đến sinh sống ở các địa phương trên địa bàn. Trong đó, di cư nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2004, các năm về sau này ngày càng giảm dần.
Việc dân di cư đến địa phương bên cạnh mặt tích cực như tăng lực lượng lao động, đa dạng hóa thành phần dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân di cư đến ngoài kế hoạch đã phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch bố trí dân cư, gia tăng tỷ lệ đói nghèo, tệ nạn xã hội. Nghiêm trọng hơn, gia tăng tình trạng xâm hại đến đất, rừng tự nhiên gây tranh chấp, mua bán đất đai trái phép… làm mất an ninh trật tự ở vùng nông thôn.
Quang Huy