Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.
Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, năm 2023, tỉnh có thêm hai huyện về đích nông thôn mới là Đại Từ và Định Hóa.
Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có 10 xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo, là nơi có khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái động, thực vật phong phú, đa dạng, có bản sắc dân tộc đậm đà. Đặc biệt, Đại Từ còn là địa phương có vùng chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với nghề sản xuất, chế biến chè đặc sản từ lâu đời, các sản phẩm chè ngon nổi tiếng trong nước và quốc tế. Đại Từ là An toàn khu cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng...
La Bằng là một trong hai xã được tỉnh Thái Nguyên lựa chọn triển khai chương trình chuyển đổi số. Sau hơn 1 năm thí điểm, xã đã ghi nhận hiệu quả bước đầu, dần tạo nên mô hình xã thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân, khẳng định hướng đi đúng của quê hương cách mạng.
Thực hiện chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4. Điều này giúp giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản.
Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều nhất tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ hiện có 34 điểm mỏ của 23 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác, thăm dò khoáng sản, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, hiếm, có trữ lượng lớn như: Vonfram, than, Titan, cao lanh, thiếc, sắt, barit, đất sét... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm mỏ khoáng sản cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Do làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, tập kết, chế biến, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn nên hiện nay, các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản ở Đại Từ đã cơ bản được kiểm soát và từng bước đi vào nề nếp. Các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ được xử lý, giải tỏa ngay từ khi mới xảy ra. Trên địa bàn huyện không còn hiện tượng khai thác, khoáng sản trái phép.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng 5 mô hình chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ với tổng diện tích 60 ha tại các vùng chè trọng điểm thuộc các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, góp phần mở ra hướng đi mới trong nâng cao giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên, tăng thu nhập cho người trồng chè.
Nhờ điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây chè, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hiện đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ để đưa cây chè trở thành thế mạnh kinh tế, đóng góp tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích chè hơn 6.300 ha, sản lượng đạt 68.000 tấn chè búp tươi/năm.
Vào đêm 14, rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giông lốc kèm theo mưa đá đã gây thiệt hại nặng về tài sản và hoa màu của người dân các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Sông Công.
Mảnh đất Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã từng vinh dự được hai lần đón Bác về thăm. Lời căn dặn của Bác ngày nào vẫn luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây học tập, làm theo.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).
Từ năm 2013 đến nay, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đã thực hiện ủy thác tín dụng qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại từ (Thái Nguyên) cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng.