Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tại Việt Nam, số người mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một gia tăng, tỷ lệ người bệnh tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Trong số đó, hơn một nửa chưa được chẩn đoán, nghĩa là không được điều trị. Trong số những người đã được chẩn đoán và điều trị, chỉ có khoảng 1/3 đạt được mục tiêu điều trị...
Hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng, giúp người dân có cơ hội tầm soát và phòng ngừa bệnh đái tháo đường, ngày 12/8/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện An Bình phối hợp tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân đái tháo đường với chủ đề “Nâng cao kiến thức vì một cộng đồng đái tháo đường khỏe mạnh”.
Khởi động từ cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đến nay, Chương trình “Chăm sóc sức khỏe Việt” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) thực hiện đã cung cấp thông tin về các bệnh không lây nhiễm (huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gout)... đến người dân. Việc phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao và đơn giản, chi phí ít, từ đó giúp giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.
Ngày 24/6, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết, tiếp nối những thành tựu trong việc hợp tác nâng cao nhận thức về đái tháo đường và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, cùng với sự đồng hành của Văn phòng Novo Nordisk tại Việt Nam đã ký kết Biên bản hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đào tạo y tế giai đoạn 2021-2023.
“Đái tháo đường - mối bận tâm của mọi gia đình” là chủ đề của Ngày đái tháo đường thế giới (14/11) năm 2019. Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) cho biết cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân đái tháo đường mắc mới, cứ mỗi 8 giây có 1 người chết do đái tháo đường. Hiện nay trên toàn thế giới, có hơn 425 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Chi phí y tế điều trị đái tháo đường đang trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, cho gia đình mà còn cho toàn xã hội.
Ngày 8/4, Tiến sỹ, bác sỹ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, đơn vị đã điều trị cấp cứu thành công cho nhiều trường hợp nhiễm a-xít lactic do sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc.