Ngày 24/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật quý của triều đại nhà Nguyễn cũng như một số hiện vật điêu khắc Champa độc đáo.
Năm 2023 đánh dấu chặng đường 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Suốt chặng đường đó, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng những người làm công tác văn hóa, đặc biệt là các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc công Nhã nhạc cung đình Huế đã không ngừng nghỉ bảo tồn, phát huy di sản.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày Mùng 7 Tết nguyên đán Canh Tý, tại khu vực Đại nội (Kinh thành Huế) sẽ diễn ra nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tái hiện Tết cổ truyền Cung đình Huế. Theo đó, ngày 23 tháng Chạp tại Triệu Miếu, Thế Miếu, điện Long An sẽ diễn ra nghi lễ dựng cây Nêu; ngày 24 tháng Chạp tại cung Diên Thọ sẽ diễn ra chương trình “Hương xưa bánh Tết”. Vào thời khắc Giao thừa đón mừng năm mới Canh Tý sẽ tổ chức bắn súng lửa Thần Công, chiếu sáng Kỳ Đài Ngọ Môn.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tại địa chỉ số 3 Lê Trực, thành phố Huế là một điểm đến tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đến với Cố đô. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện đang quản lý hàng chục ngàn hiện vật, phần lớn liên quan đến triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802- 1945), trong đó nhiều hiện vật quý hiếm, độc bản.
Ngày 7/9, tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Triển lãm rồng - phượng trên bảo vật triều Nguyễn. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và 15 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tối 10/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải (Vietravel) tổ chức bàn giao hệ thống chiếu sáng mỹ thuật Kỳ đài Huế. Công trình do Công ty Vietravel đầu tư và phối hợp thực hiện cùng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cung An Định (số 97, đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế) trước đây là nơi ở của gia đình cựu hoàng Bảo Đại từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau năm 1975, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Hiện nay, di tích này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp quản và phát huy giá trị.
Ngày 25/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Triển lãm "Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và thời Nguyễn". Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với các nhà sưu tập cổ vật trong nước tổ chức.
Cố đô Huế vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất nhân văn và phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc phủ đệ Triều Nguyễn ở Huế, bình phong đương nhiên là một yếu tố không thể thiếu
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức Triển lãm cổ vật Chàm (Chăm-pa) tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Triển lãm đã thu hút đông đảo công chúng và khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Hiện nay, cố đô Huế có 6 cổ vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm Cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).