COVID-19 làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

COVID-19 làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Cardiovascular Research ngày 28/9, SARS-CoV-2 - loại virus gây đại dịch COVID-19 - có thể tấn công trực tiếp vào động mạch vành tim, gây tích tụ mảng bám nghiêm trọng, qua đó làm tăng nguy đau tim hoặc đột quỵ ở người bệnh.
Khuyến cáo xuất hiện các ca hoại tử xương vùng hàm mặt, sọ liên quan đến bệnh nhân có tiền căn mắc COVID-19

Khuyến cáo xuất hiện các ca hoại tử xương vùng hàm mặt, sọ liên quan đến bệnh nhân có tiền căn mắc COVID-19

Chỉ trong vòng 2 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 11 trường hợp người bệnh bị viêm xương, hoại tử xương vùng sọ, hàm, mặt không rõ nguyên nhân. Đáng chú ý, hiện tượng này xuất hiện ở các bệnh nhân có tiền căn mắc COVID-19. Thông tin được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ ngày 11/7.
Người bị ​dị ứng thực phẩm có ít nguy cơ mắc COVID-19

Người bị ​dị ứng thực phẩm có ít nguy cơ mắc COVID-19

Những người bị dị ứng thực phẩm có ít nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hơn so với những người khác. Đây là kết quả của một nghiên cứu do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ, được công bố ngày 1/6 trên tạp chí Allergy and Clinical Immunology.
Biến thể BA.2 có thể nguy hiểm hơn với trẻ em

Biến thể BA.2 có thể nguy hiểm hơn với trẻ em

Một nghiên cứu mới về mức độ nghiêm trọng của biến thể BA.2 đối với trẻ em ở Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy biến thể này nguy hiểm với trẻ em hơn các biến thể khác hoặc so với virus cúm thông thường và virus parainfluenza gây các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, xét về số liệu tuyệt đối, nghiên cứu trên chỉ thấy một số lượng nhỏ ca tử vong hoặc ca nặng.
Nghiên cứu đầu tiên chỉ ra tỷ lệ tử vong ở người mắc COVID-19 do Delta cao hơn do Omicron

Nghiên cứu đầu tiên chỉ ra tỷ lệ tử vong ở người mắc COVID-19 do Delta cao hơn do Omicron

Một nhóm nhà nghiên cứu của Anh mới đây đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu xem xét tỷ lệ tử vong của người mắc các biến thể phụ BA.1, BA.2 và BA.3 của Omicron với người nhiễm Delta, qua đó cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để các cơ quan chức năng xây dựng các biện pháp ứng phó hữu hiệu với đại dịch COVID-19.
Cách giảm thiểu lây lan COVID-19 giữa những người sống cùng nhà

Cách giảm thiểu lây lan COVID-19 giữa những người sống cùng nhà

Với những người sống cùng một nhà, nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, bất kể biến thể nào, là rất cao vì có nhiều thời gian tiếp xúc. Đáng chú ý, theo ước tính hồi tháng 12/2021 của giới chức y tế Anh, nguy cơ lây lan biến thể Omicron giữa người trong cùng một nhà cao gấp 3 lần so với biến thể Delta. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Một bệnh nhân ung thư khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19

Một bệnh nhân ung thư khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19

Đối với những người đang bị bệnh ung thư, việc mắc COVID-19 có thể làm gián đoạn hoạt động điều trị hoặc có thể khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp một đối tượng là nam giới, 61 tuổi, đang phải vật lộn với bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối, việc mắc COVID-19 có thể là một cơn "đột quỵ" may mắn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh, ngày 4/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Những người từng mắc COVID-19 có thể tăng kháng thể với chỉ một mũi vaccine duy nhất

Trong một nghiên cứu công bố gần đây trên trang medRxiv, các nhà nghiên cứu của Anh đã đánh giá phản ứng kháng thể sau khi tiêm mũi một vaccine ngừa COVID-19 ở những người đã từng mắc bệnh này và nhận thấy mức độ phản ứng miễn dịch của họ tương đương những người đã tiêm phòng đầy đủ chưa từng mắc bệnh trước đó.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Stuttgart, miền nam nước Đức, ngày 24/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Bệnh nhân gặp hội chứng COVID-19 kéo dài có nguy cơ bị tổn thương tim

Những người từng mắc COVID-19 có thể bị tổn thương tim nếu sau một năm khỏi bệnh vẫn cảm thấy hụt hơi, khó thở khi hoạt động thể chất. Đây là kết quả nghiên cứu công bố ngày 9/12 tại EuroEcho 2021 - hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) diễn ra ở Berlin, Đức.
Hơn 4.600 trường hợp F0, F1 nằm trong phương án cách ly, sơ tán riêng khi ứng phó bão số 7

Hơn 4.600 trường hợp F0, F1 nằm trong phương án cách ly, sơ tán riêng khi ứng phó bão số 7

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: Khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã sẵn sàng phương án, dự kiến sơ tán 70.440 hộ với 260.722 người dân; đã rà soát những người trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để đảm bảo an toàn dịch COVID-19 (hiện có 4.619 trường hợp F0, F1 ở các tỉnh nêu trên).
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID -19

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID -19

Ngày 1/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký Quyết định số 983/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID -19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
Việt Nam ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 nhập cảnh

Việt Nam ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 nhập cảnh

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính từ 18h ngày 1/1 đến 18h ngày 2/1, Việt Nam ghi nhận 8 ca mắc mới, đều có quốc tịch Việt Nam, là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại các tỉnh: Hưng Yên (2 ca), Tiền Giang (1 ca), Hòa Bình (2 ca), Quảng Ninh (2 ca) và Bạc Liêu (1 ca).
GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc. Ảnh: vass.gov.vn

Thúc đẩy an sinh xã hội trong bối cảnh dịch COVID -19

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo "An sinh xã hội cho các nhóm dễ tổn thương trong bối cảnh dịch COVID -19 ở Việt Nam" nhằm thúc đẩy các hoạt động của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Kháng thể tồn tại trong cơ thể người bệnh ít nhất 6 tháng

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Kháng thể tồn tại trong cơ thể người bệnh ít nhất 6 tháng

Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Thành phố Yokohama (Nhật Bản) cho thấy các kháng thể virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh trong vòng ít nhất 6 tháng sau khi họ nhiễm virus này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Căn cơ phòng dịch và chung sống an toàn với dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Căn cơ phòng dịch và chung sống an toàn với dịch COVID-19

Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trả lời chất vấn của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, tiến độ nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam và việc cách chức Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đại dịch COVID -19: “Cú huých” để du lịch thực hiện nhanh chuyển đổi số

Đại dịch COVID -19: “Cú huých” để du lịch thực hiện nhanh chuyển đổi số

Ngày 30/9, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp tổ chức Diễn đàn du lịch trực tuyến “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam”. Đây là cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận lý luận và thực tiễn việc ứng dụng các công nghệ mới vào kinh doanh du lịch từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới (Google, Booking.com, Facebook…).
Đà Nẵng công bố khỏi COVID-19 và cho xuất viện bệnh nhân cuối cùng ​

Đà Nẵng công bố khỏi COVID-19 và cho xuất viện bệnh nhân cuối cùng ​

Ngày 23/9, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang đã công bố khỏi COVID-19 và cho xuất viện bệnh nhân 936. Đây là bệnh nhân cuối cùng mắc COVID-19 của thành phố Đà Nẵng được xuất viện. Đến ngày 23/9, Đà Nẵng đang ở ngày thứ 26 không ghi nhận ca mắc COVID-19 do lây lan trong cộng đồng (tính từ ca bệnh 1037); đang ở ngày thứ 24 không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 mới (tính từ ca bệnh 1040).
Đỡ đẻ thành công cho một sản phụ là bệnh nhân COVID-19

Đỡ đẻ thành công cho một sản phụ là bệnh nhân COVID-19

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Sáng 10/9, ê kíp từ Khoa Ngoại sản của Bệnh viện gồm bác sĩ Cao Văn Dũng và nữ hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ là một bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại đây. Sản phụ là bệnh nhân COVID-19 số 411 (30 tuổi, có địa chỉ tại Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ) .
Phân tích cho thấy vaccine mRNA có thể phòng COVID-19 hiệu quả - Hàn Quốc sẽ sản xuất đại trà kháng thể điều trị COVID-19 trong tháng 9

Phân tích cho thấy vaccine mRNA có thể phòng COVID-19 hiệu quả - Hàn Quốc sẽ sản xuất đại trà kháng thể điều trị COVID-19 trong tháng 9

Các vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, được phát triển dựa trên việc sử dụng một dạng thức vật chất di truyền tổng hợp của virus SARS-CoV-2, còn gọi là RNA hay mRNA, đang là những vaccine có nhiều triển vọng thành công nhất. Một phân tích của hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), do Công ty phân tích và dự báo thông tin y tế Opyl có trụ sở tại thành phố Melbourne (Australia) thiết kế, đã đưa ra kết luận trên và được trang Financial Review đăng tải ngày 8/9.