Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, tại khu vực 11 huyện miền núi có 554 công trình cấp nước nông thôn tập trung; trong đó có 189 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước.
Là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều năm qua, Gia Mô thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách cần phải sớm giải quyết, chính quyền địa phương đã xây dựng công trình nước sạch. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, công trình này bị bỏ hoang trong khi người dân chật vật lấy nước từng ngày.
Theo thống kê, khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 công trình cấp nước nông thôn tập trung; trong đó có 181 công trình đang bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Mặc dù chính quyền lên kế hoạch đầu tư, sửa chữa các công trình này, nhưng nguồn kinh phí không có, điều này đã làm người dân miền núi thiếu nước sinh hoạt.
Tỉnh Phú Yên hiện có nhiều công trình cấp nước nông thôn tập trung hoạt động kém hiệu quả, nhưng việc đầu tư, nâng cấp hoặc xã hội hóa đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh Bình Phước hiện có 41 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ công trình cấp nước kém hiệu quả hoặc không hoạt động chiếm khá cao và một số công trình đang hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Trên địa bàn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 501 công trình cấp nước tự chảy tập trung có quy mô thôn bản; trong đó, có hơn 140 công trình đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo quản lý, vận hành nên hay bị hư hỏng, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có, điều này đã làm người dân luôn thiếu nước sinh hoạt.
Hàng trăm công trình cấp nước tập trung ở Yên Bái đã được đầu tư với số vốn hàng trăm tỷ đồng cho các thôn, bản khó khăn nhưng không phát huy được hiệu quả. Có công trình chỉ còn vài hộ gia đình sử dụng, nhiều công trình khác hỏng hóc, xuống cấp, thậm chí bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn.
Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong những năm qua tỉnh Đắk Nông đã đầu tư xây dựng 230 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, với tổng kinh phí hơn 230 tỷ đồng.