Công nghiệp văn hóa là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cùng kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân. Với lợi thế về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ đã được thế giới vinh danh, Thừa Thiên - Huế đang hướng đến từng bước hình thành phát triển ngành công nghiệp văn hóa di sản để đem lại những giá trị kinh tế bền vững.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”. Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Những bước đi đầu tiên của nước ta trên con đường phát triển công nghiệp văn hóa đã thu được những kết quả đáng kể. Nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn, công nghiệp văn hóa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng cũng như chưa khai thác đúng tầm các giá trị văn hoá để đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thông qua công nghiệp văn hóa vẫn dừng lại ở chuỗi liên kết yếu trong phát huy sức mạnh tổng thể quốc gia.
Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ra đời vào năm 2004. Tháng 10/2019, Thủ đô Hà Nội vinh dự trở thành một trong 246 thành phố thuộc Mạng lưới này về lĩnh vực thiết kế. Việc này đã tạo động lực cho một số thành phố có khả năng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) phấn đấu nhằm hình thành mạng lưới thành phố sáng tạo của Việt Nam nằm trong hệ thống của UNESCO.
Chiều 25/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị.
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy vậy, những năm qua thành phố chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ của người dân, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô. Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới được ban hành, sẽ tạo động lực để công nghiệp văn hóa phát triển.