Ngày 19/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt, biểu dương các học sinh trong chương trình "Nâng bước em đến trường-Con nuôi đồn Biên phòng" năm học 2023-2024.
Cuộc sống ở vùng biên giới tỉnh Tây Ninh vốn khá khó khăn, vất vả khiến không ít học sinh phải bỏ học, theo cha mẹ lên nương, rẫy mưu sinh. Thậm chí, có những hoàn cảnh khốn khó khi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thấu hiểu điều đó, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Tây Ninh kịp thời chắp thêm những đôi cánh, nâng những ước mơ các em bay lên cao. Qua 7 năm triển khai, đến nay, những "phụ huynh mang quân hàm xanh" đã và đang từng ngày nâng những bước chân để các em đi tìm con chữ ở vùng biên Tây Ninh không còn thấy chênh vênh.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, chung tay xây dựng nông thôn mới, tại các xã vùng biên giới Tây Ninh, những hoạt động nghĩa tình, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân qua các chương trình “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”... được thực hiện hiệu quả, góp phần nuôi dưỡng những “mầm xanh” trên vùng biên cương Tổ quốc.
Sáng 12/8, tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức gặp mặt, tuyên dương học sinh tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” năm 2022.
Ngày 30/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình "Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng" giai đoạn 2016 - 2021.
Sáng 15/7, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thanh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận “Con nuôi Đồn Biên phòng” và tiếp tục triển khai chương trình “Nâng bước em tới trường”.
“Con nuôi đồn Biên phòng” là mô hình chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả. Mô hình đến nay đã thực hiện tại các đồn biên phòng của tỉnh Quảng Nam và được công nhận là một cách làm hay trong thực hiện công tác dân vận, gắn kết tình quân dân nơi biên cương. Cũng từ mô hình này, giấc mơ đến trường của nhiều trẻ em dân tộc thiểu số mồ côi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thắp lên.
Nhiều năm qua, mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc. Xin giới thiệu bài cuối trong chùm 3 bài viết với chủ đề “Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới" do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện.
Nhiều năm qua, mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề “Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới".
Nhiều năm qua, mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề “Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới" đăng phát vào 2/12.
Thực hiện chương trình Nâng bước em đến trường và Con nuôi Đồn biên phòng do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai trong toàn lực lượng, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng có thêm vai trò mới là trở thành "cha nuôi" của những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Để gắn kết tình quân dân nơi biên giới, Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai đã thực hiện mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” nhận nuôi 12 em có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới. Các em được bố trí 1 phòng riêng tại Đội công tác địa bàn của các đồn, mỗi em có chỗ ở, góc học tập riêng, trang bị đồ dùng và phương tiện sinh hoạt cần thiết. Các cán bộ được phân công trực tiếp chăm sóc, kèm cặp, hướng dẫn các em học tập, rèn luyện, hỗ trợ mỗi em 1 chiếc xe đạp để đến trường. Đối với các em, những cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng vừa là Cha, vừa là Thầy, gương mẫu, chỉ bảo các em trong học tập và hướng dẫn những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Có những ước mơ không dám nghĩ đến. Có những ước mơ tưởng chừng quá tầm, không dám nuôi dưỡng. Lù Văn Hùng và Lù Seo Lử - hai cháu bé người Mông ở huyện biên thùy Si Mai Cai, tỉnh Lào Cai đã từng có thời gian như vậy. Nhưng từ khi là “con nuôi Đồn Biên phòng”, những ước mơ xanh đã được chắp cánh trong các em.
Tại tỉnh Điện Biên, cuộc sống của bà con ở các xã vùng biên giới còn rất nhiều khó khăn, nhiều học sinh trong độ tuổi đến trường phải bỏ học vì gia đình quá nghèo. Trước thực trạng này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên triển khai mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, nhận nuôi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và phát triển.
Thực hiện mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” do Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ban hành ngày 27/7/2019, đến nay đã có 6/14 Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhận 17 cháu nhỏ làm con nuôi. Trong đó, Đồn Biên phòng A Vao nhận 9 cháu nhỏ con của một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi, về sinh sống tại đơn vị từ đầu năm học 2018 - 2019. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Đồn Biên phòng Ba Tầng, Đồn Biên phòng Hướng Lập, mỗi đơn vị nhận 2 cháu. Đồn Biên phòng Hải An và Đồn Biên phòng Tam Thanh, mỗi đơn vị nhận 1 cháu.
Ngày 13/9, tại Đồn Biên phòng Trịnh Tường (xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, Lào Cai), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”.
Ngày 29/8, tại thành phố Đồng Hới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động triển khai mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” trong toàn đơn vị và gặp mặt các em học sinh “Nâng bước em tới trường” năm học 2019-2020.