Sau 2 năm nghiên cứu, các nhà khoa học từ Đại học California Los Angeles (UCLA) thực hiện dự án SeaChange đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp mới nhằm loại bỏ khí CO2 trong đại dương, từ đó khôi phục năng lực hấp thụ thêm loại khí thải này của các đại dương.
Ngày 21/9, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thông qua sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb của cơ quan này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện CO2 từ đại dương ngầm dưới mặt băng Mặt Trăng Europa của Sao Mộc. Phát hiện này đem lại hy vọng rằng nguồn nước ngầm này có thể nuôi dưỡng sự sống.
Một thiết bị lặn không người lái có tích hợp một cảm biến lớn để đo nồng độ carbon dioxide (CO2) trong lòng đại dương vừa hoàn tất sứ mệnh trong đêm đầu tiên của mình tại Vịnh Resurrection ở Alaska (Mỹ).
Việc phục hồi đúng cách 30% hệ sinh thái, vốn từ lâu được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp và các nhu cầu khác của con người, có thể giúp bảo vệ 70% các loài động, thực vật trước nguy cơ tuyệt chủng và giúp hấp thụ 50% lượng CO2 mà con người đã thải vào khí quyển kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu về kế hoạch "chữa lành" Trái Đất được công bố ngày 14/10.
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đều cho rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 1,5 – 4,5 độ C nếu lượng khí thải CO2 tăng gấp đôi so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu toàn diện vừa được công bố ngày 23/7 dự báo đà tăng nhiệt của Trái Đất có thể cao hơn.
Việc phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trên thế giới có thể giúp hấp thụ hơn 5 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm - tương đương với lượng khí thải mà Mỹ phát thải hằng năm.
Nồng độ khí nhà kính carbon dioxide (CO2) trong khí quyền Trái Đất vừa được ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ khi các chỉ số khí này bắt đầu được theo dõi. Điều này gióng lên hồi chuông báo động mới về tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới.
Mặc dù hấp thụ đến 25% lượng khí thải carbon toàn cầu và đóng vai trò chủ đạo trong việc cân bằng sinh thái nhưng lần đầu tiên, vấn đề bảo vệ đại dương mới chính thức được đưa vào trong chương trình nghị sự tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở thủ đô Paris (Pháp).