Cô giáo người Mông Giàng Thị Chá cõng con nhỏ, vượt núi đá đến với trẻ mầm non

Cô giáo người Mông Giàng Thị Chá cõng con nhỏ, vượt núi đá đến với trẻ mầm non
Cô Giàng Thị Chá (thứ hai từ phải qua) chia sẻ về nghề trong lễ tôn vinh. Ảnh: laodong.vn
Cô Giàng Thị Chá (thứ hai từ phải qua) chia sẻ về nghề trong lễ tôn vinh.
Ảnh: laodong.vn
Đi bộ 3-4 tiếng đến điểm trường

Sinh ra, lớn lên tại xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - một xã biên giới khó khăn của huyện Xín Mần, với địa hình phức tạp, núi đá hiểm trở, Giàng Thị Chá từ nhỏ đã mơ ước trở thành cô giáo mang “cái chữ” về cho bản làng, cho quê hương. Vì vậy, dù phải đi bộ 25 km đến trung tâm huyện để học, Giàng Thị Chá cũng không ngại khó khăn.

Tuy nhiên, khi đang học lớp 8, một tai họa đã ập đến với gia đình, bố mất, mẹ đi cải tạo, Giàng Thị Chá bỏ học để nuôi em trai đang học lớp 6. Song được bạn bè, người thân, anh chị em và các thầy, cô giáo động viên, Chá đã cố gắng học hết lớp 12. Sau khi lập gia đình và sinh con, được gia đình nhà chồng khuyến khích, Giàng Thị Chá đã đi học lớp Mầm non cắm bản từ năm 2003 - 2005.

Tốt nghiệp, Giàng Thị Chá được phân công về Trường Tiểu học Pà Vầy Sủ, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần. Nơi đây, đường giao thông đi lại đến các thôn bản hoàn toàn là đi bộ, điện không có. Khi đến nhận công tác tại Trường Tiểu học Pà Vầy Sủ, nhà trường phân công cô Chá dạy lớp mẫu giáo 3 - 5 tuổi tại thôn Seo Lử Thận, cách trung tâm xã 8 km đi bộ lên dốc theo con đường mòn lên núi.
 
Cô Giàng Thị Chá kể: những ngày đầu đến trường, tôi cõng theo con nhỏ 4 tuổi và dắt con lớn 6 tuổi, cùng đồ dùng cá nhân, thực phẩm trong một tuần, đi bộ mất 3-4 tiếng mới đến được trường. Tại điểm trường, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lớp học còn tạm bợ, phải học nhờ bên mái nhà của hộ gia đình với diện tích khoảng 12 mét vuông, mái nhà lợp bằng cỏ gianh, xung quanh rào bằng vách tre, mỗi khi mưa gió về là cô và trò không học được. Lớp học ở cách trung tâm thôn 1 km, đường đá gập ghềnh, khi mưa là các cháu phải nghỉ học.

Thương học trò đi học xa, lớp học không đảm bảo nên đầu năm 2006, cô Chá đã tham mưu với trưởng thôn bản vận động phụ huynh làm lớp học tại trung tâm thôn để thuận tiện hơn cho học sinh đến trường. Nhờ đó, sau kỳ nghỉ hè, các cháu đã có một lớp học đảm bảo an toàn hơn nhưng cũng chỉ là lớp học tạm, xung quanh rào bằng tre, mái nhà lập bằng cỏ gianh với diện tích khoảng 16 mét vuông.

Cô Chá chia sẻ: là lớp mẫu giáo đầu tiên được mở tại thôn, do vậy phụ huynh chưa quan tâm, có một số phụ huynh không muốn cho con đi học. Vì vậy, ngày đầu tiên đến lớp được 3 cháu. Cô phải đi đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động các cháu đi học. Một số phụ huynh không đồng ý với lý do cháu còn nhỏ, nhà ở xa trường hoặc ở nhà trông em ... Ở đây, 100% các cháu là dân tộc Mông chưa hiểu được tiếng phổ thông. Cô nói gì, các cháu nói theo như thế. Ví dụ, cô nói “Con gì đây”, các cháu cũng nói theo “Con gì đây”. Tôi phải sử dụng song ngữ để dạy các cháu nói từng câu, từng chữ rồi lại phiên dịch để các cháu hiểu.

Tuy nhiên, những khó khăn trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ học trò không “thấm” vào đâu so với những thử thách các thầy cô gặp phải trên đường đến trường. Bởi nơi đây cỏ dậm ngập đầu, núi đá cheo leo, chỉ có một lối đi và sợ nhất là đá lăn. Có khi đang đi gặp đá lăn, các thầy cô chỉ còn cách chạy thật nhanh để “thoát thân”, đi qua rồi mới biết mình còn sống. Trên con đường này, một thầy giáo đã bỏ mạng giữa đường vì đá lăn. Nghĩ về những điều đó, cô Giàng Thị Chá đôi lần muốn bỏ nghề. Nhưng trên hết, tình yêu nghề, yêu những đứa trẻ hồn nhiên thơ ngây, yêu quê hương đã níu kéo cô Chá ở lại và tiếp tục công tác tại xã Pà Vầy Sủ.

Thắp sáng ước mơ cho trẻ

Qua 14 năm công tác, cô Giàng Thị Chá luôn cảm thấy tự hào khi trở thành giáo viên mầm non, được dạy học trên quê hương mình. Đặc biệt hơn, cô đã góp phần thắp sáng ước mơ đến trường cho nhiều trẻ em nơi đây. Bản thân cô Chá là một tấm gương về tinh thần nỗ lực vươn lên trong học tập. Giàng Thị Chá đã thoát mình ra khỏi quan điểm lạc hậu “con gái chỉ cần lớn lên đi lấy chồng rồi sinh con, không cần học hành gì nhiều”.

Cô Chá tâm sự: nhìn từ hình ảnh của tôi mà nhiều học trò ở Pà Vầy Sủ đã có ý thức học hành, thoát ly cuộc sống tảo hôn, tốt nghiệp lớp 12 và đi học nghề. Đó là điều tôi thấy thật hạnh phúc.

Trong công tác giảng dạy, cô Chá thường sưu tầm các vật liệu tại địa phương mình làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để thu hút trẻ đến lớp. Cô dùng tre đan giỏ, dùng vải vụn may những bộ trang phục của dân tộc Mông, làm búp bê, làm những con thú cho trẻ chơi, dùng vỏ ngô làm củ hành, củ tỏi, dùng hạt bí, hạt đậu tương, hạt ngô, hạt gạo xếp tranh các bông hoa, con vật… cho trẻ chơi, trẻ học.

Ngoài việc dạy học sinh những kiến thức trong chương trình, cô Chá còn tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống của dân tộc Mông vào các tiết học như: Múa gậy đồng su, múa khèn, thổi khèn lá, thổi sáo, thêu thủ công, trải nghiệm làm bánh dày, cách nấu xôi ngũ sắc trong các ngày lễ hội…Bên cạnh đó, cô Chá còn dạy trẻ biết về trang phục của một số dân tộc trong huyện Xín Mần như: Mông, Nùng, Dao, Tày, La chí, Phủ lá...

Cô Giàng Thị Chá cho rằng: đối với giáo viên mầm non, sự kiên nhẫn và kiềm chế tốt là tố chất không thể thiếu. Bởi các bậc phụ huynh chăm sóc một, hai đứa trẻ đã rất vất vả, trong khi đó, công việc hằng ngày của giáo viên phải chăm sóc, dạy dỗ từ 25 đến 30 trẻ. Trẻ ở độ tuổi mầm non thường rất hiếu động, tinh nghịch, chưa biết điều chỉnh cảm xúc và tính cách thay đổi liên tục…Vì vậy, giáo viên không nên quát hay thể hiện sự tức giận trước trẻ vì trẻ sẽ dễ bắt chước theo.

Cô Chá cảm thấy may mắn khi là cô giáo người Mông, được dạy dỗ cho chính những đứa trẻ dân tộc mình nên phụ huynh rất tin tưởng, các cháu rất thích đi học. Yêu quý cô giáo, phụ huynh và học sinh thỉnh thoảng lại mang rau, mang bánh tặng cô – những món quà nhỏ bé nơi núi rừng nhưng cô Chá rất vui, trân trọng tình cảm ấy.

“Ngày qua ngày, tôi được sống hạnh phúc với những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Chính những đứa trẻ ấy đã làm cho tôi yêu đời và trẻ trung hơn. Đây là điều tuyệt vời công việc đã mang lại, khiến tôi ngày càng yêu nghề và say mê với nghề nghiệp mình đã chọn” – cô Chá bộc bạch.

Có rất nhiều thầy cô giáo đã rời xa quê hương, xa gia đình để mang cái chữ đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến với miền biên giới xa xôi. Với điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, có lúc, các thầy cô cũng muốn bỏ về vì nhớ gia đình, nhớ quê hương, thương bố mẹ già đau ốm. Nhưng theo cô Chá, các thầy cô đều cần phải nỗ lực cố gắng vượt qua vì học sinh thân yêu, hoàn thành nhiệm vụ của mình để xứng đáng với tiếng gọi “thầy - cô”.

Hiện nay, đường đi lại ở xã Pà Vầy Sủ còn rất khó khăn, đặc biệt, có 2 điểm trường  chưa có điện. Vì vậy, nếu được ước một điều nhân dịp Tết đến Xuân về, cô Giàng Thị Chá mong Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm, đầu tư, đưa điện về với bản làng để học sinh bớt thiệt thòi, các em được học tập trong điều kiện tốt hơn./.
Việt Hà
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.