Bài 5: Tìm lại tên liệt sỹ từ những bài báo
Viết tin từ… hiện trường Lật giở từng trang nhật ký và tập tư liệu lưu trữ thông tin, các bài báo do mình viết hoặc gửi thông tin về hài cốt liệt sỹ được đăng trên các báo, anh Lê Huy Chung chia sẻ: Quá trình đi tìm thấy nhiều hài cốt không có tên, khuyết danh nhiều quá nên đã thôi thúc tôi viết những dòng thông tin này, làm sao để tìm kiếm, chắp nối được thông tin ở trong nước, để có thể sớm xác định được danh tính cũng như vị trí mộ liệt sỹ. Xuất phát từ suy nghĩ và tâm niệm đó, các dữ liệu về hài cốt liệt sỹ tìm thấy được anh Lê Huy Chung tổng hợp ngay tại hiện trường, lán trại ở khu vực Đội K72 đứng chân với phương châm “đi đến đâu, viết đến đó”, rồi gửi về cho các cơ quan báo chí trong nước. Mỗi thông tin gửi đi mang theo một niềm hy vọng người thân, đồng đội của từng hài cốt liệt sỹ có thể nhận ra.
Viết tin từ… hiện trường Lật giở từng trang nhật ký và tập tư liệu lưu trữ thông tin, các bài báo do mình viết hoặc gửi thông tin về hài cốt liệt sỹ được đăng trên các báo, anh Lê Huy Chung chia sẻ: Quá trình đi tìm thấy nhiều hài cốt không có tên, khuyết danh nhiều quá nên đã thôi thúc tôi viết những dòng thông tin này, làm sao để tìm kiếm, chắp nối được thông tin ở trong nước, để có thể sớm xác định được danh tính cũng như vị trí mộ liệt sỹ. Xuất phát từ suy nghĩ và tâm niệm đó, các dữ liệu về hài cốt liệt sỹ tìm thấy được anh Lê Huy Chung tổng hợp ngay tại hiện trường, lán trại ở khu vực Đội K72 đứng chân với phương châm “đi đến đâu, viết đến đó”, rồi gửi về cho các cơ quan báo chí trong nước. Mỗi thông tin gửi đi mang theo một niềm hy vọng người thân, đồng đội của từng hài cốt liệt sỹ có thể nhận ra.
Thượng tá Lê Văn Chung chia sẻ với phóng viên TTXVN về những thông tin, bài báo liên quan đến hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia mà anh lưu giữ trong nhiều năm qua. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN |
Thông tin trên Báo Bình Phước ngày 30/3/2011, anh Lê Huy Chung viết: (…) Đội K72 đã đào tìm được một mộ có khắc trên cây viết BIC mài nâu tên là Lam. Di vật ở mộ này gồm 1 bi đông bộ đội, 1 camen sắt, 1 cây viết BIC, 2 típ kem đánh răng, 2 bàn chải đánh răng, 1 muỗng nhôm ăn cơm (…). Đội cũng đào tìm được một mộ có khắc tên trên bàn chải đánh răng là Nguyễn Hiền; khắc tên trên bi đông một mặt tên Tiến Hiền, một mặt tên là Dọng. Di vật của mộ gồm 1 bi đông màu xanh đen, có khắc tên như trên, 1 bát sắt ăn cơm, một mũ cối đã mục, 1 bàn chải đánh răng cùng nhiều lọ thuốc được chôn cùng. Tất cả di vật đều đặt dưới 2 bàn chân của liệt sỹ. Một thông tin khác được anh Lê Huy Chung chia sẻ trên báo Quân đội nhân dân ngày 21/1/2013 với tiêu đề Phần mộ có khắc chữ H4 như sau: “ Đợt 2 giai đoạn XI (mùa khô 2011-2012), Đội quy tập mộ liệt sỹ K72, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước quy tập được 22 mộ liệt sỹ có tên và 6 mộ liệt sỹ mất tên tại phum Srae Ta Pich, xã Choam Ta Mau, huyện Memot, tỉnh Kongpong Cham, Vương quốc Campuchia. Toàn bộ các mộ đều được chôn bằng hòm, hài cốt liệt sỹ được bó bằng tăng, quấn võng, có liệt sỹ lại được khâm niệm bằng quần áo xanh công nhân màu tím than…Trong các phần mộ đều có một chai thủy tinh, bên trong có ghi các thông tin về liệt sỹ được bịt kín, cẩn thận. (…). Sáu phần mộ bị mất tên là do chai thủy tinh bị hở lỗ nhỏ, không khí lọt vào đã phân hủy các thông tin ghi bên trong. (…). Một trong 6 phần mộ mất tên có đặc điểm là: Mộ được chôn bằng hòm, đầu quan hướng nam, xương và răng còn nhưng đã phân hủy nhiều… Điều đặc biệt trên mộ liệt sỹ này có một cục đá khắc chữ H4 đặt trên mộ. Phần mộ được chôn ở giữa phần mộ liệt sỹ Nguyễn Minh Tuật về phía Đông và phần mộ liệt sỹ Trương Dực Đức 3m về hướng Tây. Bên cạnh những thông tin chi tiết trên, anh Lê Huy Chung còn vẽ cả sơ đồ hướng, vị trí an táng mộ liệt sỹ một cách cụ thể. Không chỉ vậy, sau đó anh Chung thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin, dữ liệu đặc điểm nhận dạng của các mộ liệt sỹ nêu trên mà anh thu thập được như phần mộ liệt sỹ có xương đùi bị cưa, mô tả thêm không gian, khoảng thời gian hy sinh…Tìm được tên cho liệt sỹ từ những bài báo Những dòng thông tin của anh Chung gửi đăng đã có những kết quả rất bất ngờ, vượt sức tưởng tượng ngay đối với chính tác giả. Từ thông tin phản hồi, nhiều hài cốt liệt sỹ đã được trả lại tên, trở về với gia đình. Anh Lê Huy Chung nhớ lại: Vào khoảng giữa năm 2012, sau khi chuyên mục Thông tin về mộ liệt sỹ trên Báo Quân đội nhân dân đăng tin về “ Tìm đồng đội đã an táng 4 liệt sỹ tại tọa độ 24-82.8, tỉnh Kratie, Campuchia”. Đây là vị trí mà Đội K72 đã tìm, quy tập được 4 hài cốt liệt sỹ cách bờ sông Mang (khu vực biên giới giữ Việt Nam và Campuchia) khoảng 600m. Ngay sau khi báo đăng, anh Quách Tuấn Nghĩa ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ đọc được, qua tìm hiểu, xác minh từ đồng đội của bố mình, đã tìm vào Đội K72 xin đem mẫu xương của các liệt sỹ đi xét nghiệm AND. Kết quả xét nghiệm sau đó của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an kết luận: Trong 4 mẫu hài cốt được giám định AND có hài cốt của liệt sỹ Quách Tuấn Hậu, sinh năm 1946. Như vậy, anh Quách Tuấn Nghĩa đã tìm được bố mình sau hơn 40 năm hy sinh. Liệt sỹ Quách Tuấn Hậu được xác định nhập ngũ tháng 12/1966, thuộc Trung đoàn 92, Đoàn 340, Cục Hậu cần Miền; hy sinh năm 1970. Điều đặc biệt được anh Chung chia sẻ với chúng tôi, đó là qua bài báo này, danh tích một hài cốt liệt sỹ cũng được xác định và tìm thấy thân nhân của liệt sỹ này. Đó là liệt sỹ Lê Thị Ngọc Ánh, có chị ruột là Lê Ngọc Bền ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thượng tá Lê Huy Chung cho biết, từ thông tin bài báo, bác Trần Minh Đức, thủ trưởng của liệt sỹ Lê Thị Ngọc Ánh, khẳng định đây chính là chiến sỹ của mình và thông báo cho chị Bền. Sau đó, cả hai đến Đội K72 để mượn các mẫu xương ở 3 phần mộ còn lại đi xét nghiệm ADN. Kết quả xét nghiệm cho thấy có một mẫu của liệt sỹ Lê Thị Ngọc Ánh, sinh năm 1952, quê quán ở Châu Phú, Châu Đốc, An Giang. Là chiến sỹ quân báo thuộc A99, phòng Tình báo Bộ Tham mưu B2, hy sinh ngày 18/8/1970. Những lần nhận được tin báo của thân nhân các liệt sỹ đã nhận được đúng người thân, anh Chung và những người đồng đội của mình cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa hơn, xúc động vô cùng. Thế nhưng với anh Chung, trọn vẹn hơn nếu những mộ hài cốt còn lại tìm được thân nhân, đồng đội. “Hiện vẫn còn 2 mẫu AND đang được Đội K72 lưu giữ. Nhiều năm qua, tuy đã thông tin nhưng vẫn chưa tìm được thân nhân liệt sỹ hay đồng đội nào”. Để tiếp tục làm cầu nối giữa những hài cốt liệt sỹ được tìm thấy và người thân, đồng đội của họ, sau mỗi chuyến đi, anh Lê Huy Chung lại tổng hợp thông tin, chia sẻ những câu chuyện về quá trình đi tìm hài cốt liệt sỹ mà mình trực tiếp tham gia, chứng kiến để gửi đến bạn đọc “với mong muốn, dù mong manh là trả lại tên cho liệt sỹ và đưa họ về với gia đình, quê hương”. "Mỗi bài báo, dòng thông tin, từng câu chuyện là những tâm huyết, kỷ niệm đối với cá nhân tôi cũng như anh em trong Đội trong quá trình đi tìm, cất bốc hài cốt liệt sỹ trên đất bạn. Từ những thông tin trên các trang báo, đã có 11 hài cốt liệt sỹ xác định được thân nhân qua xét nghiệm AND. Đây là niềm hạnh phúc quý giá không có gì có thể đánh đổi được trong suốt cuộc đời của tôi”, Thượng tá Lê Huy Chung bộc bạch.
Anh Tuấn - Xuân Khu
Bài 6 và hết: “Chúng tôi tiếp tục lên đường”...
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN