Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam tại Tây Ninh

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam tại Tây Ninh
Riêng thế hệ con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách chỉ có 472 người, có 78 cháu được hưởng bảo trợ xã hội… do hồ sơ không đủ thủ tục.

Năm qua, vượt qua khó khăn trong việc huy động nguồn lực vật chất, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền và quà trị giá thành tiền 4,245 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân 3,947 tỷ đồng (trợ cấp làm, sửa nhà, thăm tặng quà, trợ cấp giúp nuôi dưỡng hàng tháng, hỗ trợ vốn chăn nuôi, sản xuất, trợ cấp khó khăn, chữa bệnh, học hành…) góp phần chung tay chia sẻ, xoa dịu nỗi đau da cam/dioxin.

Em Võ Thị Yến Nhi, học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Hoàng Diệu, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh là nạn nhân chất độc da cam, với căn bệnh xương thủy tinh, không đi lại được nhưng vẫn ham học, hàng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. Liên tục 5 năm em là học sinh giỏi của Trường.
Em Võ Thị Yến Nhi, học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Hoàng Diệu, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh là nạn nhân chất độc da cam, với căn bệnh xương thủy tinh, không đi lại được nhưng vẫn ham học, hàng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. Liên tục 5 năm em là học sinh giỏi của Trường. 
Một giờ học trên lớp của Yến Nhi.
Một giờ học trên lớp của Yến Nhi.
Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh hiện đang nuôi dưỡng bán trú miễn phí cho 19 cháu nạn nhân chất độc da cam/dioxin, tổ chức vui chơi giải trí, sinh hoạt giao lưu cho các cháu.
Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh hiện đang nuôi dưỡng bán trú miễn phí cho
19 cháu nạn nhân chất độc da cam/dioxin, tổ chức vui chơi giải trí,
sinh hoạt giao lưu cho các cháu. 
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy các em viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt.
 Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy các em viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các thực phẩm thường được sử dụng
trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt.
Các cô trong Trung tâm đang hướng dẫn các em viết chữ,
Các cô trong Trung tâm đang hướng dẫn các em viết chữ, 
Chăm sóc các cháu hiện đang nuôi dưỡng bán trú miễn phí tại Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh.
Chăm sóc các cháu hiện đang nuôi dưỡng bán trú miễn phí tại Trung tâm
nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin
tỉnh Tây Ninh. 
Một bữa ăn tại Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh.
Một bữa ăn tại Trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho
nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh. 
Nạn nhân Lê Thành Tuấn, sinh năm 1992 là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, có bố tham gia chiến tranh biên giới, hiện đang ở tại khu phố 3, phường 1, thành phố Tây Ninh từ khi 3 tuổi đến nay Tuấn phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người.
Nạn nhân Lê Thành Tuấn, sinh năm 1992 là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, có bố tham gia chiến tranh biên giới, hiện đang ở tại khu phố 3, phường 1, thành phố Tây Ninh từ khi 3 tuổi đến nay Tuấn phải nằm một chỗ,
mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. 
Em Hương Mỹ Tuyên, 32 tuổi, ấp Thạnh Trung, xã Thạch Tân, thành phố Tây Ninh là nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. 7 năm qua em đã mở tiệm cắt tóc, chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ trong vùng, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Em đã lập gia đình và có một cháu gái khỏe mạnh, bình thường.
Em Hương Mỹ Tuyên, 32 tuổi, ấp Thạnh Trung, xã Thạch Tân,
thành phố Tây Ninh là nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó,
vươn lên trong cuộc sống. 7 năm qua em đã mở tiệm cắt tóc, chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ trong vùng, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.
Em đã lập gia đình và có một cháu gái khỏe mạnh, bình thường.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm