Tối 1/4, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Tỉnh xác định phát triển du lịch đến năm 2030 là nền kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.
Ngày 22/11, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã bàn giao 6 ghe Ngo mini với tổng giá trị gần 400 triệu đồng cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm ngày thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024).
Đời sống cộng đồng người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh có những thay đổi mạnh mẽ để phù hợp với xã hội hiện đại. Trong bối cảnh đó, những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã và đang làm tốt vai trò là điểm kết nối, duy trì những nền nếp, lối sống văn hóa truyền thống của người Khmer nơi đô thị.
Một ngôi làng (thôn) ở tỉnh Lâm Đồng chỉ với 1.200 nhân khẩu nhưng có đến 80 điểm, cơ sở thờ tự Phật giáo gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, số người tu hành tại gia chiếm hơn 50% dân số của thôn. Đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa nhất Việt Nam hiện nay.
Từ ngày 2 đến 25/2/2017 (nhằm ngày Mùng 6 đến 29 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại Việt Nam Quốc Tự và các cơ sở tự viện lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực BTS GHPGVN thành phố và các quận, huyện tổ chức Pháp hội Dược Sư xuân Đinh Dậu 2017 - Tiêu tai diên thọ, kỳ quốc thái dân an, nguyện phong điều vũ thuận.
Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 ngôi chùa Khmer, trong đó Sóc Trăng có gần 100 chùa. Thông thường, mỗi sóc của người Khmer có một ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa trung bình có từ 15 đến 30 vị sư sãi, có chùa có tới 100 vị sư sãi.
Mái ấm tình thương ở chùa Kỳ Quang II (đường Lê Hoàng Phái, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) được sư thầy Thích Thiện Chiếu lập ra đến nay đã 22 năm và trở thành “ngôi nhà chung” của hơn 200 em nhỏ khuyết tật, lang thang cơ nhỡ.