Các cử tri huyện Cần Giờ đã nêu nhiều kiến nghị về việc cần sớm hoàn thành cây cầu nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè để phá thế độc đạo của phà Bình Khánh đang bị quá tải, nâng cấp tuyến đường Rừng Sác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thu hút khách du lịch về với địa phương, đồng thời kích thích phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân. Cùng đó là việc xây dựng hệ thống kè kiên cố để chống sạt lở tại các xã như Bình Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông... Nhiều cử tri nêu ý kiến về vấn đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm của địa phương.
Cử tri Lê Thành Hưng, xã An Thới Đông nêu kiến nghị Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh cấp kinh phí nâng cấp đường, cầu giao thông về xã; có chính sách ưu đãi kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp về Cần Giờ liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho sản phẩm của người dân địa phương. Thực tế khó khăn trong bảo quản hàng hóa, liên kết đầu ra cho sản phẩm đã từng khiến người nông dân Cần Giờ lao đao hồi năm 2013, lô hàng gần 2 tấn bạch tuộc đã bị hư hỏng khi gặp vướng mắc về thủ tục vận chuyển, gây ra sự việc đáng tiếc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an, đã chỉ đạo giải quyết thấu đáo vụ việc, tránh gây thiệt hại cho người dân.
Trước thực tế đời sống người dân huyện Cần Giờ còn gặp nhiều khó khăn, các cử tri nêu kiến nghị với Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm chăm lo chế độ, chính sách đối với người có công, giải quyết việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo tại địa phương, nhất là việc thu hút giáo viên dạy ngoại ngữ về Cần Giờ... Cử tri Nguyễn Văn Hùng, xã Long Hòa đã nêu thực tế, nhiều trường phổ thông ở Cần Giờ không có môn ngoại ngữ, mỗi kỳ thi học sinh được thay thế môn thi ngoại ngữ bằng một môn thi khác.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trả lời ý kiến của cử tri huyện Cần Giờ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao đổi, kiến nghị với các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời những ý kiến hết sức sâu sắc, tâm huyết của cử tri địa phương, đồng thời tổng hợp các kiến nghị với Trung ương để báo cáo lên Quốc hội.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, là căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến, phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, có xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân huyện Cần Giờ đã chung sức, chung lòng, nỗ lực phấn đấu mạng lại nhiều đổi thay tích cực cho huyện nhà, tìm được hướng đi đúng đắn, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Với đặc thù của Cần Giờ là huyện miền biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, huyện Cần Giờ cần hướng tới mục tiêu phát triển xanh - sạch - hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, quan tâm tới việc bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường, tập trung vào những thế mạnh đặc thù của địa phương như kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch sinh thái - lịch sử - làng nghề. Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung cải thiện hạ tầng giao thông của Cần Giờ, như đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành cầu nối Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là việc tu bổ, nâng cấp đường rừng Sác; xây dựng hệ thống kè đá kiên cố nhằm chống sạt lở, đồng thời giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, thực tế Cần Giờ vẫn là huyện nghèo nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần có chính sách toàn diện nhằm sớm giải quyết những kiến nghị của người dân địa phương, như việc hỗ trợ vốn, cây - con giống, tạo điều kiện cho người dân ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao, mở chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đi cùng với đó là phải quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân trong huyện.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chia sẻ với ý kiến của cử tri mong muốn Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm hơn nữa về chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo; chế độ ưu đãi đối với lực lượng vũ trang, những người nhận khoán chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng sinh quyển.
Chủ tịch nước đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để có các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người bảo vệ giá trị đặc thù của rừng ngập mặn, rừng sinh quyển Cần Giờ.
Cũng trong sáng 26/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới thăm, tặng quà ông Nguyễn Văn Mạnh - gia đình có công, bà Nguyễn Thị Nhị - gia đình liệt sĩ, tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN. |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm, tặng quà cụ Nguyễn Văn Mạnh, 90 tuổi tại tổ 9, khu phố Giồng Ao, thị trấn Cần Thanh. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN. |
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trả lời ý kiến của cử tri huyện Cần Giờ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao đổi, kiến nghị với các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời những ý kiến hết sức sâu sắc, tâm huyết của cử tri địa phương, đồng thời tổng hợp các kiến nghị với Trung ương để báo cáo lên Quốc hội.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, là căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến, phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, có xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân huyện Cần Giờ đã chung sức, chung lòng, nỗ lực phấn đấu mạng lại nhiều đổi thay tích cực cho huyện nhà, tìm được hướng đi đúng đắn, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Với đặc thù của Cần Giờ là huyện miền biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, huyện Cần Giờ cần hướng tới mục tiêu phát triển xanh - sạch - hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, quan tâm tới việc bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường, tập trung vào những thế mạnh đặc thù của địa phương như kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch sinh thái - lịch sử - làng nghề. Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung cải thiện hạ tầng giao thông của Cần Giờ, như đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành cầu nối Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là việc tu bổ, nâng cấp đường rừng Sác; xây dựng hệ thống kè đá kiên cố nhằm chống sạt lở, đồng thời giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, thực tế Cần Giờ vẫn là huyện nghèo nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần có chính sách toàn diện nhằm sớm giải quyết những kiến nghị của người dân địa phương, như việc hỗ trợ vốn, cây - con giống, tạo điều kiện cho người dân ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao, mở chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đi cùng với đó là phải quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân trong huyện.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm, tặng quà cụ Nguyễn Thị Nhị là con liệt sỹ chống Pháp ở khu phố Giồng Ao, thị trấn Cần Thanh. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN. |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chia sẻ với ý kiến của cử tri mong muốn Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm hơn nữa về chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo; chế độ ưu đãi đối với lực lượng vũ trang, những người nhận khoán chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng sinh quyển.
Chủ tịch nước đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để có các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người bảo vệ giá trị đặc thù của rừng ngập mặn, rừng sinh quyển Cần Giờ.
Cũng trong sáng 26/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới thăm, tặng quà ông Nguyễn Văn Mạnh - gia đình có công, bà Nguyễn Thị Nhị - gia đình liệt sĩ, tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN