Cùng với thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang luôn “sát cánh” với chính quyền địa phương.
Với đặc thù có 64 km đường biên giới tiếp giáp với 2 huyện Viêng Xay và Sầm Tớ thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào), những năm qua, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) đã xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (3/3/1959 - 3/3/2022) và 33 năm Ngày hội Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2022), chiều 2/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã tổ chức đồng loạt Chương trình "Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2022" tại 13 xã biên giới trên địa bàn; trong đó, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) được chọn làm mô hình điểm để thực hiện chương trình của toàn tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa có đường biên giới dài 213 km, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới trên địa bàn đang duy trì lực lượng trực 24/24 giờ, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa tuần tra giữ vững an ninh biên giới vừa căng mình bám chốt, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào địa bàn.
Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã biên giới nhằm xây dựng hệ thống chính trị, giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần xây dựng vùng biên cương vững mạnh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Trong ba ngày từ 11/9 đến 13/9, Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia tỉnh Đắk Nông tổ chức tuyên truyền về vấn đề biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia tại ba xã thuộc hai huyện biên giới Đắk Song và Tuy Đức. Đông đảo người dân tại các xã Thuận Hạnh (huyện Đắk Song), Đắk Buk So, Quảng Tâm (huyện Tuy Đức) và những vùng lân cận tham dự.