Việc tập thể dục 30 phút có khả năng làm tăng tỷ lệ tế bào bạch cầu tiêu diệt khối u trong máu của bệnh nhân mắc ung thư vú. Đây là kết luận trong nghiên cứu do Đại học Turku (Phần Lan) thực hiện và công bố ngày 3/7.
Theo Viện Thực vật học Côn Minh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu nước này đã phát hiện các chất trong Bạch mộc hương (còn gọi là thổ trầm hương), có tên khoa học là Aquilaria sinensis (Lour.) Spreng, là một loài thực vật thuộc họ Trầm, có khả năng ngăn các khối u ác tính phát triển. Loài thực vật này là thành phần quan trọng trong sản xuất trầm hương trong y học cổ truyền Trung Quốc và chủ yếu mọc ở miền Nam nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, một nhóm nghiên cứu của Đại học Tel Aviv vừa phát hiện eosinophil - một loại bạch cầu ưa axit có tính kích thích gây dị ứng – có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của khối u ở người và ở chuột.
Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc hiệu chỉnh hệ thống miễn dịch của 3 bệnh nhân ung thư bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR mà không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Đây được xem là một cột mốc mới của kỹ thuật khoa học đang cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu y sinh học trên thế giới.
Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào nguồn đạm và chất béo... bởi vậy dân gian đã có câu “chim, thu, nhụ, đé” để nói đến 4 thứ cá biển ngon nổi tiếng. Cá thu có chứa loại dầu mang tên omega-3 có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự hình thành chất prostaglasdins có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh hay chứng tổn thương ngực và thậm chí cả ung thư vú ở phụ nữ.
Các nhà khoa học từ Phystech Moskva và Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga đã tìm ra cách chiết xuất chất chống ung thư hiệu quả từ các phân tử có thể lọc trong hạt giống rau mùi tây và thì là thông thường.