Sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có nhiều cồn cát nổi ở giữa sông được hình thành trong nhiều năm qua. Những cồn cát nổi này đã làm thay đổi dòng chảy, gây ra tình trạng sạt lở bờ sông.
Chiều 10/5, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cùng lãnh đạo UBND thành phố đi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc trên địa bàn quận Bình Thủy.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, để ứng phó hiệu quả trước tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến nhanh, phức tạp như hiện nay, địa phương đang xây dựng Đề án "Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh", (gọi tắt là Đề án).
Khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực chân núi Thiều (thôn Thiều Xá 2, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện các vết sạt lở dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn tính mạng người dân trong khu vực, nhất là đang thời điểm mùa mưa bão. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần kiến nghị UBND huyện Hậu Lộc sớm có phương án xây kè bảo vệ để khắc phục tình trạng sạt lở núi này, tuy nhiên tới nay vẫn chưa thực hiện được.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, cửa biển, khu dân cư ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hạ tầng, đời sống sản xuất của hàng ngàn hộ dân.
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đê ven biển nhằm nâng cao khả năng ngăn triều cường xâm thực, phòng, chống mưa bão, bảo vệ đời sống và sản xuất người dân trong vùng. Đồng thời, tạo tuyến hành lang giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế khu vực ven biển.
Ngày 18/6, tại kỳ họp chuyên đề thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026), các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đầu tư hai dự án gia cố sạt lở bờ biển tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn; trong đó phòng, chống sạt lở bờ biển 18 công trình, bờ sông 182 công trình, với tổng nhu cầu vốn hơn 17.400 tỷ đồng.
Ngày 11/8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt 2 dự án chống sạt lở ven sông Krông Nô (đoạn chảy qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) với tổng kinh phí gần 62 tỷ đồng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt Dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (giai đoạn 2) khu vực cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh với tổng kinh phí đầu tư 88 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư.
Tỉnh Đồng Tháp đang tích cực phòng chống sạt lở bờ sông. Sáu dự án phòng chống sạt lở bờ sông với tổng kinh phí hơn nghìn tỉ đồng đang được triển khai rốt ráo.
Tỉnh Tiền Giang đang đầu tư trên 1,2 tỷ đồng thực hiện nhiều mô hình gây nuôi lục bình (bèo Nhật Bản) chắn sóng, chắn gió, gây bồi và trồng cây chống sạt lở bờ kênh mương tại các huyện đầu nguồn vùng ngập lũ, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống nhân dân địa phương.