Từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”. Hoạt động có sự tham gia của gần 200 đồng bào các dân tộc đến từ nhiều địa phương.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.
Nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 đến 3/9/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thông qua không gian chợ vùng cao, trình diễn các hoạt động dân ca, dân vũ, giới thiệu ẩm thực, sản vật địa phương, vùng miền.
Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra phiên chợ vùng cao "Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng" thu hút đông đảo du khách tham quan.
Từ ngày 30/12/2023 đến ngày 01/01/2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2024”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc, thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ.
Trong các ngày 30 - 31/12/2023 và 01/01/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên - Chào năm mới 2024” giới thiệu văn hóa ẩm thực cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc.
Trong không khí hân hoan dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), từ ngày 29/4 đến ngày 3/5/2023, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra phiên chợ vùng cao “Sắc màu Lào Cai” với các sản vật truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian của các cộng đồng dân tộc
Tưng bừng chào đón năm mới 2023, từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có điểm nhấn là "Chợ phiên vùng cao" ngày Tết mang đậm sắc màu của các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
Từ ngày 01- 31/01/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Hội xuân” nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2023.
Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), từ ngày 01/09 đến ngày 04/09/2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Chợ phiên vùng cao “ Sắc màu xứ Tuyên”.
Từ ngày 29/4/2021 đến ngày 03/5/2021, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ giới thiệu không gian văn hóa mang đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc nhân dịp Chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5.
Thông tin từ Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 30/12 cho biết: Chương trình chào năm mới 2021 sẽ diễn ra tại Làng từ ngày 31/12/2020 đến ngày 3/1/2021.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, mặt khác là lợi thế tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Chợ phiên vùng cao xã biên giới Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu) họp vào thứ sáu hàng tuần với các mặt hàng nông sản do chính đồng bào dân tộc sản xuất như: hoa quả, rau màu, măng rừng, miến, khoai, sắn, gạo, nấm hương, cá suối, lợn, gà…
Nằm ở thị trấn Bình Liêu (Quảng Ninh), chợ phiên họp vào chủ nhật cuối tuần, lúc này khắp các bản làng bà con sẽ đổ về chợ phiên mang theo hàng hóa, nông, lâm sản về chợ phiên.
Đón chào năm mới 2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra "Chợ phiên vùng cao" hội tụ đa dạng các sắc màu văn hóa, sản vật của các dân tộc vùng cao phía Bắc giới thiệu đến du khách tại Thủ đô.
Chợ phiên vùng cao Lào Cai vốn nổi tiếng về sự độc đáo cùng những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây không chỉ là nơi để người dân địa phương mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là chốn những người bạn gặp gỡ, tâm tình, những cặp đôi hò hẹn... Do đó, đây cũng là môi trường thuận lợi cho kẻ xấu trà trộn để dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em… Mô hình truyền thông phòng chống mua bán người tại các chợ phiên vùng cao Lào Cai sau gần 1 năm triển khai đã cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao hiểu biết của người dân về công tác phòng chống mua bán người, tăng cường ý thức cảnh giác của người dân trước những âm mưu, thủ đoạn của tội phạm.