Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ” cấp Trung ương tại Nghĩa trang liệt sỹ Đồi Độc Lập (tỉnh Điện Biên).
Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thắng lợi oanh liệt của chiến dịch Điên Biên Phủ có nhiều nguyên nhân, trong đó, công tác chuẩn bị và tạo lập thế trận là một trong những nguyên nhân quan trọng, quyết định và trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý cách đây hơn 70 năm liên quan đến nhiều hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Yên Bái phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ vừa được công bố. Qua đó đã tái hiện lại một phần quá khứ hào hùng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng với cả nước góp phần vào chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Sáng 6/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngã ba Cò Nòi là điểm nút giao thông quan trọng trong các mũi tiến quân, tiếp tế của quân ta cho chiến trường nên thực dân Pháp bắn phá ác liệt. Những thanh niên xung phong của quê hương Sơn La cũng như khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng bám trụ ngày đêm, đảm bảo thông suốt tuyến giao thông huyết mạch, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch Điện Biên đã có nhiều tín hiệu khởi sắc sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Với điểm nhấn về bức tranh panorama sắp được hoàn thiện và những chương trình, lễ hội sẽ được tổ chức trong năm 2022, tỉnh Điện Biên kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch trở nên nhộn nhịp hơn.
Bức tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ được vẽ tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những tác phẩm lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Bức tranh được vẽ lên tường bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m². Khoảng 80 họa sĩ đã tái hiện hơn 4.500 nhân vật kết hợp với phần sắp đặt nghệ thuật hiện vật và tạo hình tạo nên một bức tranh toàn cảnh chân thực, sinh động về Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nằm trên địa bàn xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa điểm thứ 3 và là địa điểm cuối cùng đặt cơ quan đầu não của quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại nơi này, bằng tài thao lược quân sự của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra những quyết sách đúng đắn để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trải qua 66 năm, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn được gìn giữ, bảo tồn vẹn nguyên, là biểu tượng của đỉnh cao trí tuệ quân sự và khí phách anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng cũng đã khoác lên mình một màu áo mới, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc ở các bản làng vùng cao nơi đây đã đổi thay.
Ngày 19/4, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp tổ chức khai mạc triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Triển lãm đã thu hút đông đảo người dân tỉnh Điện Biên, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.