Tại Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy (Kon Tum) hiện có 61 cây trắc chết đứng và bị ngã đổ cùng 100 gốc trắc cũ nhưng không thể khai thác. Là tài sản công, buộc lực lượng chức năng phải cử người trực, canh gác nghiêm để bảo vệ ngày đêm.
Dù đã có phương án giao rừng sau điều chỉnh nhưng toàn bộ quy trình giao khoán và thanh lý tài sản trên đất của hơn 152 ha rừng sản xuất tại xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã phải tạm dừng gần 3 năm nay. Do không phải loại cây trồng lâu năm nên nhiều cây keo ở đây đã chết khô, đổ gãy, gây lãng phí và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân đi rừng.
Niên vụ mía 2019-2020 của nông dân Cù Lao Dung đã kết thúc, nhưng vẫn còn khoảng 150 ha mía của nông dân xứ cù lao đứng trước khả năng mất trắng, phải đốn bỏ vì không tiêu thụ được khi Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng (đơn vị thu mua chính diện tích mía của nông dân Cù Lao Dung) thông báo ngưng thu mua. Trong khi đó, mùa mưa đã bắt đầu, những rẫy mía chưa thu hoạch sẽ phải đốn bỏ để chuẩn bị cho một mùa vụ mới.
Trong đợt rét kỷ lục cuối tháng 1 vừa qua, hàng trăm ha rừng, thảm thực vật trên địa bàn xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) bị băng tuyết bao phủ, khiến hơn 260 ha rừng bị hư hại. Nhiều diện tích rừng cây đã cháy lá, gãy cành, ngọn, thậm chí chết khô hoàn toàn.
Những trà lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng đã chết khô trên cánh đồng khô khốc, nứt nẻ cùng với những khuôn mặt buồn rười rượi của những người nông dân “một nắng hai sương”… là những gì chúng tôi thấy được khi đặt chân đến vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong những ngày này.