Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.
Do đặc tính sinh trưởng của cây mắc ca phù hợp với nhiều tiểu vùng khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh, thời gian qua Lai Châu đã tập trung trồng và phát triển cây mắc ca. Loại cây này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn phủ xanh đất trống, đồi trọc và trở thành cây đa mục đích.
Do có lợi thế lớn về khí hậu và đất đai, tỉnh Điện Biên đã tập trung phát triển cây mắc ca phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Với tốc độ sinh trưởng và cho quả tốt như hiện nay, loài cây này đang hứa hẹn sẽ trở thành loại cây trồng đa mục đích chủ lực của tỉnh trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 ha cây mắc ca, là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh; trong đó, có 250 ha đang trong thời gian thu hoạch, ước sản lượng gần 180 tấn trong năm 2021. Diện tích mắc ca này hiện đang được trồng xen canh, cho hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp ổn định hơn so với trước. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế cho người dân tại huyện Kbang, đặc biệt là người dân tộc Bahnar trên địa bàn.
Sáng 29/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức Hội nghị "Kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới". Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, 23 tỉnh trồng mắc ca và cộng đồng các doanh nghiệp, hộ gia đình tiêu biểu về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca.
Xuất ngũ năm 1979, rời quê hương Thái Bình vào Gia Lai định cư, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh, mà thương binh Phạm Hữu Đương đang ngày một giàu lên, thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm.
Ngày 19/6, ông Đinh Quang Ven, quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau hơn 6 năm trồng thử nghiệm (từ năm 2014), cây mắc ca phù hợp với đất đai và khí hậu của huyện. Tại 2 xã Sơn Long và Sơn Bua, những diện tích cây trồng mắc ca đã sinh trưởng và phát triển tốt.
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai, mặt nước và khí hậu. Kể từ khi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu được ban hành, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực...