Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Khánh Sơn và UBND xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn vừa tiến hành khảo sát thực địa về tình trạng một số hộ dân chặt bỏ cây bưởi da xanh; đồng thời, khuyến cáo nông dân không nên chặt bỏ loại cây này.
Bưởi là một trong những cây trồng chủ lực nằm trong Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của thành phố Hà Nội. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ, VietGAP nên năng suất, chất lượng bưởi trên địa bàn thành phố tăng rõ rệt, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 500 triệu đồng/ha/năm...
Bưởi Đại Minh là giống bưởi quý được phát hiện cách nay trên 300 năm. Hiện vẫn còn nhiều cây bưởi cổ trên 100 tuổi được mệnh danh là “bưởi tiến vua” trên vùng đất ven sông Chảy, nơi giáp gianh của 3 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ. Đây cũng là một trong 5 sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) hạng 3 sao của tỉnh Yên Bái năm 2019.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng bưởi ngày càng mở rộng, nhất là bưởi da xanh, vì đây là loại trái cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều vườn bưởi ở Bến Tre đang bị đe dọa bởi một loại dịch hại mới phát triển và gây hại phổ biến trên các đọt bưởi mới ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi, đó là ruồi hại đọt bưởi.
Trong các loại bưởi ngon và nổi tiếng hiện nay thì bưởi da xanh nổi tiếng hơn cả với hương vị thanh ngọt và màu sắc. Theo như nghiên cứu thì đây là giống bưởi có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre. Từ lâu người dân nơi đây đã biết nhân giống được giống quả ngon này khiến chúng được xếp vào hàng đặc sản nổi tiếng khắp cả nước.
Mùa bưởi năm nay, người dân huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ phấn khởi bởi trong số 1.400 ha diện tích trồng bưởi dự án của huyện thì có tới 800 ha đã và đang cho thu hoạch. Nhờ trồng bưởi, không ít hộ dân nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững với thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.