Tiện lợi 3 trong 1
Đại tá Phùng Đức Thắng cho biết, thẻ CCCD cơ bản chỉ khác CMND về tên gọi. Theo Luật CCCD, khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì số CMND, sau này là số CCCD sẽ là số định danh cá nhân.
Khi thực hiện thủ tục hành chính, công dân chỉ cần trình thẻ CCCD, cơ quan chức năng sẽ lấy số định danh để truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu, sau đó lấy thông tin của công dân. Vì vậy, công dân không cần xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hay những giấy tờ khác.
Như vậy là từ ngày 1/1/2016 sẽ có 3 loại giấy tờ tùy thân cùng tồn tại gồm CMND 9 số; CMND 12 số và thẻ CCCD. Trao đổi với phóng viên Tin Tức, Đại tá Phùng Đức Thắng khẳng định: việc cấp, quản lý cả 3 loại giấy tờ trên của cơ quan quản lý nhà nước (ở đây là Bộ Công an và Công an các địa phương) hoàn toàn không gặp trở ngại gì vì việc quản lý CMND 12 số và CCCD là cùng trên một hệ thống được xây dựng ở 3 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương.
“Hệ thống vẫn lưu trữ được toàn bộ thông tin của trên 2 triệu người đã được cấp CMND 12 số và vẫn đáp ứng được việc đối sánh giữa người được cấp CCCD với những người đã được cấp CMND 12 số để đảm bảo mỗi người chỉ được cấp 1 số CCCD duy nhất. Quá trình chuyển đổi này cũng không phải mua sắm thêm máy móc, thiết bị và cũng không phải tăng thêm biên chế”, Đại tá Phùng Đức Thắng nhấn mạnh.
Không vướng mắc
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn việc 3 loại giấy tờ có giá trị pháp lý như nhau là CMND 9 số, CMND 12 số và thẻ CCCD cùng tồn tại có gây rắc rối, phiền toái cho người dân khi cần giao dịch trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thuế, công chứng... hay không? Anh Hoàng Văn Bửu (Kim Đồng, Hà Nội) cho biết, khi đổi CMND anh đã gặp khó khăn trong việc rút tiền tiết kiệm. Lý do ngân hàng từ chối thanh toán vì số CMND hiện tại là 12 số, trong khi số CMND khi anh gửi tiền chỉ gồm 9 số.
Giải đáp khúc mắc này, Đại tá Phùng Đức Thắng cho biết, khi thực hiện các giao dịch như thế này, người dân chỉ cần mang theo giấy xác nhận đổi CMND (đã được cơ quan quản lý cấp khi làm thủ tục đổi CMND) kèm theo CMND mới là có thể giao dịch bình thường.
Đề cập tới việc cấp thẻ CCCD trong thời gian tới, Đại tá Phùng Đức Thắng cho hay, đối với người dân đã được cấp CMND 12 số khi chuyển đổi sang cấp CCCD thì vẫn giữ nguyên số CMND 12 số. Người nào chuyển từ CMND 9 số sang cấp CCCD thì được cấp giấy xác nhận số CMND cũ như đối với việc xác nhận số CMND 9 số khi triển khai cấp CMND 12 số trước đây. “Vì vậy sẽ không có vướng mắc gì khi triển khai cấp CCCD vào ngày 1/1/2016 tới đây”, Đại tá Phùng Đức Thắng nhấn mạnh.
Lý giải việc thẻ CCCD không được làm song ngữ Việt - Anh khiến người dân khi có nhu cầu lại phải công chứng dịch thêm lần nữa, Đại tá Phùng Đức Thắng cho biết, hiện tại Luật CCCD giao cho Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ CCCD. Lý do chưa quy định ngay song ngữ trên thẻ CCCD là do thời điểm hiện tại nước ta chưa ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Đến thời điểm thích hợp khi mà nước ta ký kết với một số các quốc gia khác để sử dụng CCCD trên lãnh thổ của nhau thay cho việc sử dụng hộ chiếu thì sẽ quy định nội dung thể hiện trên thẻ CCCD có song ngữ.
Luật Căn cước công dân (CCCD) quy định, thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân có đầy đủ thông tin về lai lịch, nhận dạng được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ CCCD được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Như vậy, thẻ căn cước sẽ thay cho chứng minh nhân dân (CMND), giấy khai sinh và hộ chiếu.
Mẫu thẻ căn cước công dân.Ảnh: Báo công an nhân dân
|
Đại tá Phùng Đức Thắng cho biết, thẻ CCCD cơ bản chỉ khác CMND về tên gọi. Theo Luật CCCD, khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì số CMND, sau này là số CCCD sẽ là số định danh cá nhân.
Khi thực hiện thủ tục hành chính, công dân chỉ cần trình thẻ CCCD, cơ quan chức năng sẽ lấy số định danh để truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu, sau đó lấy thông tin của công dân. Vì vậy, công dân không cần xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hay những giấy tờ khác.
Như vậy là từ ngày 1/1/2016 sẽ có 3 loại giấy tờ tùy thân cùng tồn tại gồm CMND 9 số; CMND 12 số và thẻ CCCD. Trao đổi với phóng viên Tin Tức, Đại tá Phùng Đức Thắng khẳng định: việc cấp, quản lý cả 3 loại giấy tờ trên của cơ quan quản lý nhà nước (ở đây là Bộ Công an và Công an các địa phương) hoàn toàn không gặp trở ngại gì vì việc quản lý CMND 12 số và CCCD là cùng trên một hệ thống được xây dựng ở 3 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương.
“Hệ thống vẫn lưu trữ được toàn bộ thông tin của trên 2 triệu người đã được cấp CMND 12 số và vẫn đáp ứng được việc đối sánh giữa người được cấp CCCD với những người đã được cấp CMND 12 số để đảm bảo mỗi người chỉ được cấp 1 số CCCD duy nhất. Quá trình chuyển đổi này cũng không phải mua sắm thêm máy móc, thiết bị và cũng không phải tăng thêm biên chế”, Đại tá Phùng Đức Thắng nhấn mạnh.
Không vướng mắc
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn việc 3 loại giấy tờ có giá trị pháp lý như nhau là CMND 9 số, CMND 12 số và thẻ CCCD cùng tồn tại có gây rắc rối, phiền toái cho người dân khi cần giao dịch trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thuế, công chứng... hay không? Anh Hoàng Văn Bửu (Kim Đồng, Hà Nội) cho biết, khi đổi CMND anh đã gặp khó khăn trong việc rút tiền tiết kiệm. Lý do ngân hàng từ chối thanh toán vì số CMND hiện tại là 12 số, trong khi số CMND khi anh gửi tiền chỉ gồm 9 số.
Từ ngày 1/1/2016, sẽ có 16 địa phương trên cả nước thực hiện cấp thẻ CCCD. Trong đó, 14 địa phương đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để cấp CCCD gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM, Cần Thơ và Tây Ninh. |
Đề cập tới việc cấp thẻ CCCD trong thời gian tới, Đại tá Phùng Đức Thắng cho hay, đối với người dân đã được cấp CMND 12 số khi chuyển đổi sang cấp CCCD thì vẫn giữ nguyên số CMND 12 số. Người nào chuyển từ CMND 9 số sang cấp CCCD thì được cấp giấy xác nhận số CMND cũ như đối với việc xác nhận số CMND 9 số khi triển khai cấp CMND 12 số trước đây. “Vì vậy sẽ không có vướng mắc gì khi triển khai cấp CCCD vào ngày 1/1/2016 tới đây”, Đại tá Phùng Đức Thắng nhấn mạnh.
Lý giải việc thẻ CCCD không được làm song ngữ Việt - Anh khiến người dân khi có nhu cầu lại phải công chứng dịch thêm lần nữa, Đại tá Phùng Đức Thắng cho biết, hiện tại Luật CCCD giao cho Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ CCCD. Lý do chưa quy định ngay song ngữ trên thẻ CCCD là do thời điểm hiện tại nước ta chưa ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Đến thời điểm thích hợp khi mà nước ta ký kết với một số các quốc gia khác để sử dụng CCCD trên lãnh thổ của nhau thay cho việc sử dụng hộ chiếu thì sẽ quy định nội dung thể hiện trên thẻ CCCD có song ngữ.
Báo Tin Tức