Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, hiện nay, tỉnh đã khai thác được trên 122 ha bãi bồi đưa vào nuôi cá da trơn, chủ yếu là cá tra theo mô hình thâm canh.
Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất cực Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua nhiều kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến toàn cầu cũng như Việt Nam với những tác động như hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn ngày càng tăng. Nhiều giải pháp đã được ban hành; từ sách lược của Đảng, Nhà nước đến những nghiên cứu chuyên gia, nhà khoa học, hỗ trợ của các đối tác quốc tế, sự hợp tác của doanh nghiệp, sự chủ động người dân. Tư duy sản xuất nông nghiệp của người nông dân nơi đây từng bước thay đổi. Để rồi, vận hội mới cho Đồng bằng sông Cửu Long đã đến từ những thế mạnh nông nghiệp sẵn có của vùng đất trù phú này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc ngày 25/5/2016, Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết lưỡng viện số 28 đồng ý bãi bỏ Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngày 31/5/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Đây là chương trình gây tốn kém không cần thiết và có thể trở thành hàng rào thương mại phi thuế quan, vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tinh thần Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đêm 25/5 theo giờ Việt Nam, với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015.
Ngày 9/12, các Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (Giôn Mắc-kên) và Kelly Ayotte (Ke-li Ây-ốt) đã trình Quốc hội Mỹ một nghị quyết mới đề nghị bãi bỏ các quy định mới đối với Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).