Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 10.700 lớp học với trên 345.000 học sinh các cấp. Ngành Giáo dục cùng chính quyền các địa phương triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm huy động nguồn lực giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em được đến trường.
Sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, bước vào năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tỉnh Bình Thuận xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc Phổ thông. Năm học này, ngành quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nhất là các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian gần đây, tình trạng học sinh tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, bỏ học giữa chừng có xu hướng gia tăng.
Tại tỉnh Nghệ An, tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là vào thời điểm sau Tết Nguyên đán diễn ra nhiều năm nay ở các trường học thuộc các huyện miền núi cao. Đối tượng chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân chính là các em nghỉ học để lập gia đình, đi làm, một số đối tượng nghỉ học do hoàn cảnh gia đình, học yếu và không thích đi học. Trước tình hình đó, các trường học trên địa bàn miền núi của tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, vừa động viên học sinh, vừa tạo không khí vui tươi để các em thêm gắn bó và yêu trường, lớp.
Những năm trước đây, tình trạng học sinh ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La tự ý bỏ học diễn ra khá phổ biến. Từ khi chủ trương nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú được triển khai, không những giảm hẳn tình trạng học sinh tự bỏ học giữa chừng, mà chất lượng học tập cũng dần được nâng cao.