Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu như: tách sổ hộ khẩu, đổi sổ hộ khẩu, xóa đăng ký thường trú, đổi sổ tạm trú... cũng được bãi bỏ. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Bộ Công an sẽ sớm họp báo để thông tin đầy đủ, rộng rãi về nội dung này. Tuy nhiên, bỏ thủ tục giấy tờ không có nghĩa là bỏ quản lý. “Chắc chắn là phải có quản lý, nhưng sẽ quản lý bằng biện pháp, hình thức mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phục vụ nhân dân”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
Đánh giá chủ trương bỏ hộ khẩu của Chính phủ là quyết định sáng suốt, hợp lòng dân, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, việc này sẽ bỏ bớt giấy tờ không cần thiết cho công dân, giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả. Việc bỏ giấy tờ này cũng không ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước, thậm chí công tác quản lý còn chặt chẽ hơn dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư của các cấp, các ngành và Bộ Công an. “Giữa yêu cầu cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ với yêu cầu quản lý chặt chẽ xã hội không mâu thuẫn. Đây là quá trình chuẩn bị chu đáo và việc bỏ hộ khẩu là hợp lý”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu phân tích.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh), thời gian qua, việc thực hiện kê khai để lọc hộ khẩu, bổ sung nhân khẩu, quản lý tạm trú, cư trú… tốn rất nhiều chi phí và nhân lực. Việc bỏ hộ khẩu và chứng minh nhân dân tiến tới quản lý bằng mã số cá nhân không chỉ là giảm thủ tục hành chính mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí; qua đó có thể tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, dẫn đến tiết kiệm chi thường xuyên mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.
Ủng hộ việc bỏ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng: Việc thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhưng chủ yếu là văn bản dưới luật. Vì thế, các cơ quan liên quan như Bộ Công an, Bộ Tư pháp cần rà soát lại. Ngoài ra, theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, khó khăn nhất khi triển khai quy định này là nguồn lực, cả về kinh phí và cơ sở vật chất, con người, đào tạo nhân lực để làm lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện vì đặc thù phát triển ở mỗi nơi là khác nhau. “Làm được hết mới tạo thuận lợi cho người dân, chứ không chỉ “xôi đỗ” được tỉnh nọ, tỉnh kia, được bộ này, bộ kia; rồi chỗ thì dùng, chỗ lại không dùng thì vẫn không mang lại hiệu quả nhưng mong muốn”, đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh:.baomoi.com |
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Bộ Công an sẽ sớm họp báo để thông tin đầy đủ, rộng rãi về nội dung này. Tuy nhiên, bỏ thủ tục giấy tờ không có nghĩa là bỏ quản lý. “Chắc chắn là phải có quản lý, nhưng sẽ quản lý bằng biện pháp, hình thức mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phục vụ nhân dân”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
Đánh giá chủ trương bỏ hộ khẩu của Chính phủ là quyết định sáng suốt, hợp lòng dân, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, việc này sẽ bỏ bớt giấy tờ không cần thiết cho công dân, giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả. Việc bỏ giấy tờ này cũng không ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước, thậm chí công tác quản lý còn chặt chẽ hơn dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư của các cấp, các ngành và Bộ Công an. “Giữa yêu cầu cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ với yêu cầu quản lý chặt chẽ xã hội không mâu thuẫn. Đây là quá trình chuẩn bị chu đáo và việc bỏ hộ khẩu là hợp lý”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu phân tích.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh), thời gian qua, việc thực hiện kê khai để lọc hộ khẩu, bổ sung nhân khẩu, quản lý tạm trú, cư trú… tốn rất nhiều chi phí và nhân lực. Việc bỏ hộ khẩu và chứng minh nhân dân tiến tới quản lý bằng mã số cá nhân không chỉ là giảm thủ tục hành chính mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí; qua đó có thể tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, dẫn đến tiết kiệm chi thường xuyên mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.
Ủng hộ việc bỏ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng: Việc thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhưng chủ yếu là văn bản dưới luật. Vì thế, các cơ quan liên quan như Bộ Công an, Bộ Tư pháp cần rà soát lại. Ngoài ra, theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, khó khăn nhất khi triển khai quy định này là nguồn lực, cả về kinh phí và cơ sở vật chất, con người, đào tạo nhân lực để làm lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện vì đặc thù phát triển ở mỗi nơi là khác nhau. “Làm được hết mới tạo thuận lợi cho người dân, chứ không chỉ “xôi đỗ” được tỉnh nọ, tỉnh kia, được bộ này, bộ kia; rồi chỗ thì dùng, chỗ lại không dùng thì vẫn không mang lại hiệu quả nhưng mong muốn”, đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh.
Phan Phương