Quân y sỹ bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình tỉnh xử lý nguồn nước bị ô nhiễm giúp dân. Ảnh : baoquangbinh.vn |
Các mô hình kinh tế đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình xây dựng thành công, giúp đồng bào phát triển kinh tế là: Mô hình trồng lúa nước ở huyện miền núi Minh Hóa và vùng cao, vùng sâu huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy; mô hình nuôi gà bản địa bằng phương pháp bán chăn thả ở xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa; mô hình trồng gừng, trồng nghệ tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch; mô hình trồng rừng phát triển kinh tế tại huyện Lệ Thủy… Trong đó, 4 mô hình trồng lúa nước 2 vụ/năm với tổng diện tích gần 20 ha đã cho năng suất trung bình 4-5,5 tấn/ha/vụ… Theo ông Đinh Thanh Văn, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, các mô hình kinh tế do lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng, chuyển giao đã góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tạo việc làm, giúp đồng bào xóa giảm đói nghèo. Với phương thức xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật, "cầm tay chỉ việc" của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số người Rục ở xã Thượng Hóa, đồng bào dân tộc Ma Coong ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa và đồng bào dân tộc Vân Kiều,ở xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy đã biết cách lao động, sản xuất lúa nước. Thượng tá Trịnh Thanh Bình, Phó Chỉ huy Trưởng tham mưu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Thời gian qua, phong trào thi đua xây dựng các mô hình kinh tế mà Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình triển khai đã mang lại hiệu quả, giúp đồng bào dân thiểu số tại các vùng biên giới phát triển, vươn lên tự chủ trong sản xuất và ổn định cuộc sống. Thời gian tới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thêm các mô hình kinh tế thiết thực để chuyển giao, góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Hi Trang