Tính đến ngày 1/1, Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tăng từ mức 1.766 tỷ đồng (lần điều chỉnh ngày 21/12/2022) lên 1.989 tỷ đồng.
Những ngày gần đây, thông tin trên một số báo có phản ánh về giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên rất khác nhau, gây bức xúc trong dư luận. Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, cho đến nay, Bộ Y tế chưa mua test kháng nguyên nhanh. Đồng thời đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá bởi vì hiện nay mặt hàng này chưa được quy định trong luật.
Sở Công Thương Bình Phước vừa cho biết, để phục vụ người dân vùng sâu, vùng biên giới có điều kiện mua sắm dịp Tết, Sở phối hợp với UBND các huyện và doanh nghiệp đưa hàng Việt bình ổn giá đến tận từng vùng nông thôn.
Ngày 4/3, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và Chương trình “Thuốc Việt cho người Việt”, đơn vị này đã phát động Chương trình bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2019-2020, thu hút 4.279 nhà thuốc tham gia góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu của người bệnh, kìm hãm tốc độ tăng giá của thuốc nội trên địa bàn.
Ngày 27/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá, chủ trì phiên họp quý III của Ban Chỉ đạo, đánh giá tình hình thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành giá 9 tháng năm 2019, bàn phương hướng các tháng cuối năm và định hướng năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận tạm ứng 2,7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để các Trung tâm dịch vụ - Thương mại của hai huyện miền núi là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tiến hành dự trữ, kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, bán hàng bình ổn giá cả thị trường tại các xã miền núi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Từ ngày 13 - 26/1/2019, tỉnh Kiên Giang tổ chức 9 chuyến hàng hóa bình ổn giá về vùng sâu, biên giới và hải đảo phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai lần đầu năm 2002 nhằm ổn định giá cả các mặt hàng Tết trong dịp Tết Nguyên đán, sau 15 năm triển khai đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy từ nhận thức “Bình ổn giá” sang “Bình ổn thị trường”. Bên cạnh đó, chương trình đã được triển khai xuyên suốt trong cả năm và từng bước xã hội hóa nguồn vốn vay, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.