Ngày 18/10, tại huyện miền núi Cẩm Thuỷ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã trao 55 sổ Bảo hiểm xã hội, 400 thẻ bảo hiểm y tế tổng trị giá trên 700 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trên địa bàn 3 huyện: Cẩm Thủy, Quan Sơn, Quan Hoá (tỉnh Thanh Hoá).
Tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới diễn ra ngày 24/3, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu và đại diện các đơn vị chức năng đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới.
Ngày 21/12, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-BYT về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Năm 2020, Bình Thuận phấn đấu nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn tỉnh lên mức 90%; 100% hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên tham gia bảo hiểm y tế; nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình; mở rộng và phát triển bền vững đối tượng tham gia bảo hiểm y tế… Để hoàn thành mục tiêu này, Bình Thuận triển khai đồng bộ nhiều giải pháp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các chủ sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân về các chính sách bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế.
UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, đang chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) đối với các nội dung trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp, do Bộ Y tế đang soạn thảo.
Trong khuôn khổ Dự án TA - 9221 VIE về “Hỗ trợ tăng cường thể chế và chính sách bảo hiểm y tế tại Việt Nam” do ADB (Japan Fund for Poverty Reduction) tài trợ, từ ngày 23 - 25/7, tại Cần Thơ, Bộ Y tế tổ chức chương trình triển khai tập huấn nâng cao nghiệp vụ về bảo hiểm y tế cho cán bộ, nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ đầu năm đến nay, Vĩnh Long đã có trên 885.600 người tham gia bảo hiểm y tế, tăng gần 59.500 người so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 84,2% dân số. Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86% dân số vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phấn đấu có 23% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Với chủ đề “Chung tay xây dựng, phát triển bảo hiểm y tế vì sức khỏe toàn dân”, ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7) năm nay hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân, để mọi người dân đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái, đến nay toàn tỉnh có 5.315 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 3.412 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 84,9% kế hoạch năm. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2019 có gần 2.000 người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhằm cải cách thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí hành chính trong in, phát hành thẻ bảo hiểm y tế, từ năm 2018, trên thẻ bảo hiểm y tế sẽ không ghi giá trị đến của thẻ và từ 01/01/2019 sẽ không thực hiện in, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp lại, cấp đổi thẻ do mất, hỏng, thay đổi thông tin trên thẻ). Những thay đổi này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng thẻ như giảm bớt thủ tục nộp lại thẻ cũ còn giá trị sử dụng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội khi ngừng đóng bảo hiểm y tế, người tham gia được sử dụng lâu dài, không phải đổi lại hàng năm; đồng thời tránh trường hợp in, đổi thẻ không kịp thời như các năm trước đây, làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người tham gia.
Thời gian qua, dư luận quan tâm nhiều đến việc Quỹ bảo hiểm y tế kết dư gần 39.000 tỷ đồng và lo lắng liệu quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế có bị thắt chặt lại để dư quỹ. Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh đã trao đổi với phóng viên TTXVN làm rõ vấn đề này.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến nay, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được các địa phương trong cả nước triển khai toàn diện, rộng khắp và có hiệu quả cao. Nhờ đó, số người nhiễm HIV mới phát hiện, số bệnh nhân AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm. Tuy nhiên, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn chưa ổn định, có nhiều nguy cơ trở lại, trong khi đó nhiều địa phương chưa quan tâm cao đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế qui định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, từ ngày 15/7, có 88 dịch vụ y tế được điều chỉnh về giá, trong đó có 70 dịch vụ y tế được điều chỉnh giảm giá gồm: 6 giá khám bệnh (của 5 hạng bệnh viện và trạm y tế xã), bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh (của 5 hạng bệnh viện và các loại giường), bình quân giảm 6%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%.
Sơn La là tỉnh miền núi, đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. Trước đây, khi ốm đau, bệnh tật người dân ít chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe vì không đủ khả năng thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Những năm gần đây, nhờ việc triển khai cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế đã giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân mỗi khi phải vào viện.
Bảo hiểm y tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là các gia đình thu nhập thấp, người thân mắc bệnh vẫn được tiếp cận điều trị các dịch vụ y tế tiên tiến. Nhờ vậy, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng. Ngành Y tế cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở; đồng thời, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Ngày 29/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về các nội dung liên quan đến giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, đào tạo nhan lực cho tuyến y tế cơ sở…
Từ ngày 15/7/2018, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh giá của 88 dịch vụ y tế, trong đó có 6 giá khám bệnh theo 5 hạng bệnh viện và trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng bệnh viện và trạm y tế, 40 giá dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán như: Siêu âm, Xquang, MRI, CT scanner, PET-CT...
Đến năm 2020 sẽ có100% người nhiễm HIV trên cả nước tham gia bảo hiểm y tế. Mục tiêu trên được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội nghị "Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng đến mục tiêu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế”, do Bộ Y tế tổ chức tại Cần Thơ ngày 13/6.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Tháp không ngừng triển khai các hoạt động làm lớn mạnh hệ thống an sinh xã hội tại tỉnh, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo Ban Chỉ đạo Bảo hiểm y tế toàn dân tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 988.044 người tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ bao phủ đạt 94,96%, vượt 10,16% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao và cao hơn bình quân chung cả nước 12,76%. Các địa phương có độ bao phủ cao là huyện Trà Cú 100%, Duyên Hải 100%, Châu Thành 97,75% và Cầu Ngang 96,73%.
Dự thảo Thông tư điều chỉnh phân tuyến quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) xây dựng đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia của bệnh viện tuyến Trung ương, sở y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện tuyến huyện...
Ngày 8/1, tại tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tọa đàm “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) với 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc T.Ư, được xem là vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT), cũng như số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp hơn so mặt bằng chung cả nước. Phát triển BHXH và BHYT được xem là nhiệm vụ quan trọng, điểm tựa an sinh cần thiết giúp ÐBSCL phát triển theo hướng bền vững.
Ngày 29-11-2013, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT), tiến tới BHYT toàn dân (gọi tắt là Nghị quyết 68). Mới sau hai năm thực hiện Nghị quyết, với sự chỉ đạo, quyết tâm của Chính phủ cũng như sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đã ngày một tăng và vượt mục tiêu ban đầu đặt ra…
Tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chiều 29/8, ông Đàm Hiếu Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, 7 tháng năm 2017 có trên 91 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước với số tiền đề nghị thanh toán gần 46.700 tỷ đồng, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho 30.000 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó 70% bệnh nhân đã có thẻ BHYT.
Năm 2017, tỉnh Vĩnh Long đặt mục tiêu đạt tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân 77% số dân. Ông Nguyễn Bá Thanh, Phó Giám đốc phụ trách Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long cho biết, để thực hiện mục tiêu đề ra, tỉnh chú trọng khai thác nhóm đối tượng tiềm năng nhằm tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế như: người lao động trong các doanh nghiệp, nhóm học sinh - sinh viên và nhóm hộ gia đình.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kết nối giữa bảo hiểm thương mại với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong năm 2017, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (hiện giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ mới chỉ tính 4/7 yếu tố). Tiến trình này để bảo đảm bình đẳng, cùng một mức giá giữa người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có thẻ; chỉ khác về chi trả.